Cô bán xôi giúp bạn phân biệt ruốc sạch, ruốc bẩn độc

Hiện nay, hàng loạt các cơ sở chế biến ruốc bẩn, ruốc giả tinh vi liên tục bị phanh phui khiến người tiêu dùng vô cùng hoang mang.

Hiện nay, hàng loạt các cơ sở chế biến ruốc bẩn, ruốc giả tinh vi liên tục bị phanh phui khiến người tiêu dùng vô cùng hoang mang.

Thời gian gần đây, đội quản lý thị trường số 11 chi cục quản lý thị trường Hà Nội đã bắt giữ được 4 tấn ruốc bẩn trộn bột mỳ và hóa chất khi đang vận chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội.

Ngoài ra, một số cơ sở sản xuất còn dùng thịt lợn đã hôi thối, bốc mùi để làm ruốc. Thịt lợn thối trước khi trở thành món ruốc thơm ngon sẽ được sơ chế bằng cách luộc chín rồi cho vào thùng phuy dơ bẩn, để lăn lóc dưới nền đất hoặc đựng trong các thùng xốp để thịt sống trước đó.

Loại ruốc làm xôi này có lẽ để vài năm không hỏng nhưng cái hỏng ở đây chính là ruột gan con người. Chính thực trạng đó khiến cho người tiêu dùng chúng ta càng hoang mang và lo lắng hơn bao giờ hết. Thực phẩm vẫn ăn hằng ngày mà chứa rất nhiều hóa chất độc hại như vậy thực sự đáng báo động và quá nguy hiểm.

Để giúp người tiêu dùng biết cách phân biệt ruốc sạch, ruốc bẩn, trong vai trò người bán hàng, PV báo Phụ Nữ TP.HCM, chị N.T.H, một người bán xôi ở phố Tôn Đức Thắng-Hà Nội cho biết: "Tôi cũng bán xôi ruốc nhưng bán ít, mỗi ngày có thúng xôi nhỏ thì làm ruốc giả, ruốc bẩn làm gì. Mình bán ở đây toàn người quen ăn hằng ngày, làm thế tội lắm.

Nhưng, tôi cũng không lạ gì mấy mánh khóe của người làm ăn, buôn bán nhiều. Tuy nhiên để nhận biết, phân biệt ruốc sạch, ruốc bẩn thì cũng không phải khó.

Loại ruốc có tẩm ướp hóa chất hay làm bằng bột sắn sẽ rất khó tan ra khi ăn. Khi nhai sẽ thấy dai, bở và khó nghiền nát. Chị em mua về cứ thử cho vào nước xem, nếu là ruốc sởm sẽ bị tan màu ra nước. Dùng tay căng sợi ruốc có thể cảm nhận được độ đàn hồi. Nhiều người còn bảo, ruốc gì mà như sợi dây chun vậy. Thậm chí, với loại ruốc có cho thêm bột mỳ hay sắn dây có thể xuất hiện dòng nước trắng đục khi bóp mạnh tay.

Bên cạnh loại ruốc thịt làm từ hóa chất, tẩm hương liệu sẽ có loại ruốc dùng nguyên liệu kém chất lượng. Loại ruốc này không dai, không thơm, nát vụn trên tay. Màu sắc không tươi, sợi ruốc dài, không có mùi thịt tự nhiên do mùi hóa chất lấn át.

Loại ruốc này rất khó bảo quản, dễ mốc hỏng. Nếu cho vào lọ cũng phải lau chùi sạch, để ráo nước. Khi lấy ruốc ăn hàng ngày phải dùng đũa khô để gắp, không dùng tay hay các dụng cụ dính nước nếu không nước sẽ làm cho ruốc bị đặc lại, mốc xanh, hỏng và ôi thiu sớm.

Còn loại ruốc làm từ thịt nguyên chất, khi cho vào tay để xoa mạnh sẽ không bị biến màu sang màu trắng, không dính tay, có màu của thớ thịt đã luộc. Sợi ruốc mềm, có độ tơi. Khi ăn sẽ có vị béo ở trong miệng, cảm nhận được độ săn chắc của thịt lợn và vị ngọt.

Loại ruốc này cho vào nước sẽ không xuất hiện chất màu trắng, không bị vàng nước, màu trên ruốc vẫn giữ nguyên, không bị nát. Khi bóp mạnh vào tay sẽ không có màu trắng đục chảy ra".

Chị Hoàng Minh Trang, một người bán xôi khác cho hay: "Màu sắc của loại ruốc bẩn, giả không thật như ruốc làm từ thịt. Thường có màu vàng đậm do có phẩm màu hoặc hóa chất, hoặc màu vàng nhờ nhờ. Các sợi không có độ bông, tơi xốp, các sợi thường to, tròn không mỏng manh như sợi làm từ thịt.

Nếu để ý kỹ, hương vị khi nhai sẽ có vị lợ lợ như có thêm phụ gia là bột ngọt, hương liệu hay hóa chất. Khi nuốt cũng cảm nhận được mùi lạ, thậm chí nhai lâu mà ruốc như bã khô không nát, cảm giác sợi ruốc càng dài ra.

Với loại ruốc làm từ thịt sẽ có màu vàng tự nhiên, không đậm như màu vàng hóa chất. Bên cạnh màu vàng sẽ có lẫn cả màu trắng của thớ thịt luộc. Thậm chí, ruốc làm từ thịt lợn còn có màu trắng bệch không có màu vàng, đó mới thực sự là màu tự nhiên".

Theo Phụ nữ TP HCM


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.