- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cô gái 19 tuổi đeo tai nghe khi ngủ, hôm sau gặp cảnh tượng hãi hùng
Đeo tai nghe là thói quen thường ngày của nhiều người, tuy nhiên, bạn đừng nên đeo tai nghe khi ngủ nếu không muốn rơi vào tình huống như cô gái này.
Mới đây, thông tin một cô gái 19 tuổi đeo tai nghe khi ngủ khiến tai chảy máu và mủ đã thu hút sự chú ý của dân cư mạng Trung Quốc. Theo đó, Tiểu Vương, cô gái 19 tuổi đến từ Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc), đến bệnh viện vì đau tai phải kèm theo chảy máu và mủ, được chẩn đoán mắc bệnh viêm tai ngoài.
Theo báo cáo, Tiểu Vương cho biết cô đeo tai nghe không dây gần 10 tiếng mỗi ngày, tuần trước cô đeo tai nghe không dây bên tai phải khi đi ngủ, sau khi ngủ dậy có chút đau. Hai ngày sau, cô thấy hàm và tai phải đau không chịu nổi, sau đó tai phải của cô bắt đầu chảy máu và mủ rỉ ra, thậm chí cô không còn nghe được âm thanh nữa.
"Theo mô tả của bệnh nhân, mủ chảy ra trong tai sau khi đeo tai nghe có thể là viêm do tai nghe chèn ép ống thính giác bên ngoài", Li Qiongying, Phó giám đốc Trung tâm Quản lý Y tế của Viện Phòng chống bệnh nghề nghiệp tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) cho biết. Sử dụng tai nghe trong thời gian dài và âm lượng lớn có hại cho tai, có thể tạm chia thành hai loại sau:
- Thứ nhất, dễ gây viêm nhiễm bên ngoài kênh thính giác, giống như Tiểu Giang. Tai nghe ma sát và nén lên da ống tai ngoài gây nên tình trạng tắc nghẽn cục bộ, sưng tấy da và mô dưới da, cộng với tư thế nằm nghiêng bên phải khi ngủ khiến tình trạng nén cục bộ càng trầm trọng hơn. Điều này khiến tình trạng tổn thương da trở nên trầm trọng hơn, gây đau tai, ù tai, thậm chí chảy mủ.
- Ngoài ra, do có nước khi tắm, chất nhờn tiết ra… nên ống tai khó có thể luôn khô ráo, khi đeo tai nghe sẽ hình thành một môi trường tương đối kín trong ống tai, dễ dẫn đến viêm tai. Sự phát triển của vi khuẩn, do đó làm trầm trọng thêm tình trạng viêm và nhiễm trùng.
Những tổn thương ở tai do hiện tượng trên gây ra vẫn có thể khắc phục được, hãy ngừng sử dụng tai nghe không đúng cách và phục hồi sức khỏe bằng cách điều trị tích cực. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc với tiếng ồn mạnh (nhạc lớn cũng là tiếng ồn) trong thời gian dài, cơ quan thính giác của tai trong sẽ bị tổn thương không thể phục hồi, gây suy giảm thính lực vĩnh viễn.
Tai nghe dù là loại nào cũng cần được sử dụng hợp lý
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tai nghe, "bất kể loại tai nghe nào, chỉ cần sử dụng ở mức âm lượng lớn trong thời gian dài sẽ gây tổn thương thính giác, không có ngoại lệ", bác sĩ Li Qiongying chỉ ra rằng thủ phạm chính gây tổn thương thính giác là thói quen đeo tai nghe không đúng cách.
Nhiều người cho rằng tai nghe dẫn truyền qua xương không gây hại cho thính giác nhưng thực tế điều này là sai. Tổn thương thính giác do tai nghe gây ra là một loại tổn thương do tiếng ồn, gây tổn thương đến các tế bào lông ốc tai. Vì vậy, một khi sử dụng tai nghe trong thời gian dài và ở mức âm lượng lớn thì dù sử dụng loại tai nghe hay phương thức dẫn truyền nào thì việc hệ thống thính giác bị tổn thương là điều không thể tránh khỏi.
Đeo tai nghe thế nào cho hợp lý? Bác sĩ Li Qiongying cho biết, "nguyên tắc 60-60" được quốc tế công nhận có nghĩa là âm lượng không được vượt quá 60% âm lượng tối đa và thời gian liên tục không quá 60 phút.
Theo Phụ nữ mới
-
Sức khỏe55 phút trướcTất cả 4 nạn nhân nặng vụ phóng hoả tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội) đã tự thở tốt, đang trong quá trình hồi phục.
-
Sức khỏe12 giờ trướcHPV là thủ phạm hàng đầu gây ung thư cổ tử cung ở nữ. Virus này dễ lây nhiễm hơn cả HIV, viêm gan B.
-
Sức khỏe12 giờ trướcKhông chỉ quả ổi mà lá ổi cũng rất tốt cho sức khoẻ, dưới đây là những người nên uống nước lá ổi thường xuyên.
-
Sức khỏe15 giờ trướcGiám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Khê (tỉnh Phú Thọ) thông tin về diễn biến sự việc sản phụ 29 tuổi tử vong sau sinh.
-
Sức khỏe16 giờ trướcGiai đoạn đầu mùa khô nhưng khu vực Nam bộ đang xuất hiện những cơn mưa trái mùa, thời tiết nóng lạnh thất thường. Bác sĩ cảnh báo khi nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột, trẻ sẽ đối mặt với nguy cơ nhiễm siêu vi gây biến chứng viêm cơ tim tối cấp.
-
Sức khỏe16 giờ trướcTrứng là thực phẩm tốt cho sức khoẻ được nhiều người yêu thích, vậy trứng luộc và trứng chiên cái nào tốt hơn?
-
Sức khỏe18 giờ trướcMột học sinh ở Nghệ An phải nhập viện cấp cứu nghi do điện thoại phát nổ trong lúc sạc. Vụ nổ đã gây thương tích nghiêm trọng cho nam sinh này.
-
Sức khỏe18 giờ trướcTình trạng tóc bạc sớm có thể được cải thiện nhờ ăn thực phẩm giúp bảo vệ nang tóc và giảm tốc độ bạc tóc.
-
Sức khỏe19 giờ trướcHôm nay (2/1), ô nhiễm không khí trở nên nghiêm trọng hơn những ngày qua khi một màu tím (ô nhiễm ở ngưỡng rất xấu – rất có hại cho sức khoẻ mọi người) bao trùm toàn bộ Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang và các tỉnh đồng bằng sông Hồng, một số điểm đó còn lên ngưỡng nâu (ngưỡng nguy hiểm nhất do ô nhiễm không khí với khuyến cáo mọi người cần ở trong nhà).
-
Sức khỏe20 giờ trướcLá tía tô là loại rau gia vị được sử dụng trong các món ăn và còn là bài thuốc trị nhiều bệnh, vậy uống nước lá tía tô có giúp giảm viêm mũi?
-
Sức khỏe23 giờ trướcMột số thói quen như đun quá lâu, uống khi nóng… có thể khiến món nước canh phản tác dụng, gây hại cho sức khỏe của bạn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTầm bóp là loại rau dại tốt cho sức khoẻ, dưới đây là những người nên ăn rau tầm bóp thường xuyên.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười dân cần lưu ý lựa chọn cơ sở y tế có điều trị đột quỵ gần nhất khi phát hiện các dấu hiệu điển hình của đột quỵ như: Đột ngột méo miệng, nói khó, yếu liệt tay chân hoặc mất ngôn ngữ…
-
Sức khỏe1 ngày trướcDưa muối là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng không phải ai cũng ăn được, dưới đây là những người nên hạn chế ăn dưa muối.