- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cách nấu cháo sò huyết bổ dưỡng, ngon đúng vị
Cháo sò huyết là món ăn thơm ngon, rất tốt cho sức khỏe. Cùng VietNamNet tìm hiểu cách nấu cháo sò huyết bổ dưỡng, ngon đúng vị nhé!
1. Nguyên liệu nấu cháo sò huyết
Nửa cân sò huyết
200g nấm rơm
200g thịt lợn xay
200g huyết lợn
300g gạo tẻ
Vài nhánh hành lá
3-4 củ hành tím
2 quả ớt
2-3 nhánh sả
Gia vị: Nước mắm, tiêu, muối, bột ngọt
Nguyên liệu nấu cháo sò huyết. Ảnh: Bachhoaxanh
2. Cách nấu cháo sò huyết
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Nấm rơm rửa sạch, cắt đôi. Hành lá rửa sạch, thái nhỏ. Hành tím bóc vỏ, rửa sạch và băm nhỏ. Sả rửa sạch, đập dập và thái nhỏ. Ớt rửa sạch, băm nhỏ.
Sò huyết ngâm với nước muối, ớt pha loãng hoặc nước vo gạo khoảng 60 phút để sò nhả hết bùn đất. Sau đó, dùng bàn chải cọ sạch vỏ ngoài và rửa sạch, để cho ráo nước.
Bước 2: Ướp và xào thịt
Ướp thịt lợn xay với nửa muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê muối, trộn đều cho thịt thấm gia vị.
Đặt chảo lên bếp, cho ít dầu ăn cùng nửa số hành tím vừa băm, phi cho thơm rồi cho thịt băm đã ướp gia vị vào, xào đều tay đến khi thịt chín thì cho một ít hành lá đã cắt nhỏ vào và tắt bếp.
Bước 3: Rang gạo
Gạo vo sạch, để ráo rồi cho vào nồi rang đến khi gạo vàng đều.
Bước 4: Nấu cháo
Dùng một chiếc nồi, đun nước sôi thì cho sò vào luộc trong 5 phút. Khi nào sò mở nắp thì tắt bếp.
Sau đó, vớt sò ra để ráo rồi tách lấy thịt sò để riêng. Không nên trụng sò quá lâu vì sẽ làm thịt sò bị teo lại.
Bắc chảo lên bếp, bỏ nửa số hành tím còn lại vào phi cho vàng. Tiếp đó, cho sò huyết vào xào sơ, thêm một ít gia vị như muối, tiêu, bột ngọt.
Tiếp theo, cho phần nước sò vào, thêm khoảng nửa lít nước lọc, nửa phần thịt băm đã xào vào nồi cháo, trộn đều.
Cháo sò huyết thơm ngon, bổ dưỡng. Ảnh: Dienmayxanh
Cho thêm vào nồi cháo 1 muỗng cà phê nước mắm, nửa muỗng cà phê muối, trộn đều và nêm nếm lại cho vừa ăn và tắt bếp.
Bước 5: Hoàn thành
Múc cháo sò huyết ra bát, cho phần thịt xào còn lại và thịt sò huyết lên trên mặt cháo, cho thêm tí hành lá, tiêu rồi thưởng thức.
3. Lưu ý khi nấu cháo sò huyết
Để nấu cháo sò huyết bổ dưỡng, ngon, cần chọn được sò huyết chuẩn.
Sò huyết ngon là con không quá to cũng không quá nhỏ. Con quá nhỏ khi chế biến thịt sẽ bị teo, còn con lớn thì dễ bị dai.
Những con sò huyết tươi sống sẽ thè lưỡi ra ngoài. Nếu sò ngậm miệng, có thể ngửi để kiểm tra, nếu có mùi hôi thì không nên mua.
Chọn nấm rơm không bị dập nát, có hình tròn, vẫn còn búp và có hương thơm đặc trưng của nấm. Không nên mua nấm rơm có mùi hôi và đã nở to ra. Nấm rơm có màu đen sẽ ngon, thơm hơn nấm rơm màu trắng.
Cháo sò huyết ngon nhất khi đang còn nóng, khói tỏa nghi ngút. Vị ngọt tự nhiên của sò huyết hòa lẫn với vị cay nồng của tiêu, làm món cháo có hương vị ngọt dịu, ấm nồng hết sức hấp dẫn.
Cháo sò huyết có thể nấu cùng với các loại rau cải như: Rau bó xôi, cải ngọt, cải xanh,... trở thành một món cháo ngon lành, hấp dẫn cả trẻ em lẫn người lớn.
Sò huyết là một loại thực phẩm giàu chất sắt và canxi, rất tốt cho việc bồi bổ sức khỏe. Cháo sò huyết với đủ các chất dinh dưỡng sẽ là một gợi ý tuyệt vời cho bữa sáng của gia đình. Còn chờ gì nữa mà không vào bếp trổ tài cho cả nhà nào!
Chúc bạn thành công!
Theo Vietnamnet
-
Vào bếp21 giờ trướcChỉ cần vài củ khoai lang và chiếc nồi chiên không dầu nhà nào cũng có là bạn có thể làm được ngay món khoai lang sấy dẻo ngon miệng để ăn vặt ngày Tết. Khoai lang sấy dẻo bằng nồi chiên không dầu theo cách dưới đây ăn không hề cứng cũng không quá mềm, mà dẻo dẻo ngọt ngọt rất ngon miệng.
-
Vào bếp1 ngày trướcCủ kiệu là món ngon ngày Tết được nhiều gia đình yêu thích, cách làm món này khá đơn giản, bạn có thể tham khảo gợi ý dưới đây.
-
Vào bếp1 ngày trướcĐá lạnh thường dùng để bảo quản thực phẩm hay pha chế đồ uống nhưng nhiều đầu bếp lại bỏ đá lạnh vào nồi nước hầm xương vì những công dụng bất ngờ.
-
Vào bếp2 ngày trướcMiến ngan trộn không hề cầu kỳ hay đòi hỏi kỹ năng nấu nướng thượng thừa; chỉ cần một chút tỉ mỉ và sự chuẩn bị chu đáo là bất kỳ ai cũng có thể làm được.
-
Vào bếp3 ngày trướcĐậu phộng da cá, bơ đậu phộng, đậu phộng rang muối đều được phần lớn trẻ em ưa thích, cách làm các món ăn vặt từ đậu phộng cũng dễ thực hiện.
-
Vào bếp3 ngày trướcChắc hẳn trong chúng ta ai cũng biết hoa sen nhưng có thể nhiều người chưa biết củ sen đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe và có thể chế biến được nhiều món ăn ngon.
-
Vào bếp4 ngày trướcMãng cầu xiêm là loại trái cây được nhiều người yêu thích, ngoài ăn trực tiếp loại mãng cầu xiêm còn có thể chế biến được nhiều món ăn ngon, hấp dẫn.
-
Vào bếp5 ngày trướcTự tay làm món chả cốm tại nhà không khó, chả cốm ngon nhất khi còn nóng, lớp vỏ ngoài vàng ruộm, bên trong dẻo thơm mùi cốm non, đậm đà vị ngọt của thịt và giò.
-
Vào bếp6 ngày trướcGỏi ngó sen là món khai vị tinh tế cho các bữa ăn và đặc biệt được ưa thích trong các buổi tiệc; làm món này không khó nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận.
-
Vào bếp6 ngày trướcThịt ba chỉ kho tàu là món ăn rất 'đưa cơm' đối với nhiều người. Với công thức làm thịt ba chỉ được chia sẻ bởi chị Minh Tuyết (35 tuổi, đến từ Hà Nội), bạn sẽ có món thịt ba chỉ kho tàu cực kì thơm ngon cho cả gia đình cùng thưởng thức.
-
Vào bếp6 ngày trướcĐậu phụ tẩm hành phù hợp với khẩu vị của mọi lứa tuổi, dùng trong bữa cơm hay bữa nhậu đều ngon; hướng dẫn dưới đây sẽ giúp món ăn bạn làm ngon không kém quán nhậu.
-
Vào bếp27/12/2024Với công thức đơn giản và bí quyết nhỏ dưới đây, bạn có thể tự tay chế biến món tai heo ngâm chua ngọt để chiêu đãi bạn bè và người thân, nhất là trong dịp Tết.
-
Vào bếp26/12/2024Hàu nướng phô mai mang hương vị mặn mà tự nhiên của hàu hòa quyện cùng vị béo ngậy, thơm lừng của phô mai tạo nên một sự kích thích vị giác khó cưỡng.