Con bị viêm phế quản nặng hơn do sai lầm mà nhiều cha mẹ mắc phải

Viêm phế quản ở trẻ em không thể tự dừng thuốc. Bởi việc tự dừng thuốc có thể gây ra nhiều hệ lụy.

Viêm phế quản nói riêng và bệnh đường hô hấp nói chung ở trẻ em không thể tự dừng thuốc. Bởi việc tự dừng thuốc có thể gây ra nhiều hệ lụy.

Thấy bớt bớt nên em dừng

Cháu Nguyễn Đỗ Phương Trang, 6 tháng tuổi (Hà Đông, Hà Nội) được bố mẹ cháu bế đến với chúng tôi trong tình trạng khó thở, khò khè, ho nhiều. Theo mô tả của bố mẹ cháu, cháu ho nhiều về đêm và gần sáng. Có lúc ho quá cháu nôn trớ ra cả đờm, cả thức ăn. Thỉnh thoảng cháu lên cơn thở rít, thở khò khè, rất thương.

Ba ngày trước cháu có sốt vừa, nhưng nay cháu đã giảm sốt, không còn nhiệt độ cao nữa. Cháu được chỉ định xét nghiệm máu, chụp X quang tim phổi. Qua kết quả khám và chụp chiếu, cháu bé được chẩn đoán viêm phế quản phổi.

Bệnh của cháu bé không làm chúng tôi ngạc nhiên. Điều làm chúng tôi ngạc nhiên là cháu bé đã được điều trị chỗ chúng tôi cách đó 5 ngày. Việc cháu bé bị nặng hơn, ho nhiều hơn, khó thở nhiều hơn là một điều rất vô lý.
Cách đây 5 ngày, cháu cũng đã được chụp chiếu và làm xét nghiệm đầy đủ. Cháu cũng được chẩn đoán là viêm phế quản và được điều trị tấn công ngay từ đầu. Mới điều trị được vài ngày, hôm nay vẫn trong tiến trình điều trị thì rất khó có thể tái phát lại bởi ngày thứ 2 cháu bé đã giảm ho.

Chúng tôi truy hỏi bố mẹ cháu bé thì cuối cùng tìm được nguyên nhân. Bố mẹ cháu bé tự dừng thuốc khi chưa đủ liệu trình. Ban đầu chúng tôi chẩn đoán cháu bé bị viêm phế quản và có kê kháng sinh cùng với khí dung. Nghĩ thương con vì mới có 6 tháng mà phải dùng kháng sinh lại phải đeo mặt nạ khí dung thuốc, bố mẹ cháu lúc nào cũng có tư tưởng dừng thuốc sớm để con khỏi bị hại. Sang ngày thứ 2-3, bố mẹ cháu thấy cháu giảm ho nên đánh liều tự dừng thuốc.

"Em thấy cháu bớt bớt gần khỏi nên em dừng", mẹ cháu bé cho biết. Mẹ cháu bé nghe theo lời chữa bệnh trên mạng dùng lá nọ lá kia, quả nọ quả kia ngâm hấp tẩm cho cháu uống và dừng toàn bộ đơn của bác sỹ.

"Em nghĩ cháu đã giảm rồi thì sẽ khỏi dần dần thôi", bố cháu phân trần. Nhưng thật không may, sang đến ngày tự chữa thứ 3 cháu bé đã ho quay trở lại, ho nhiều hơn, tần suất nôn trớ nhiều hơn, khó thở nhiều hơn. Kết quả, cháu bé đã chuyển từ một bệnh mức độ vừa là viêm phế quản sang một bệnh mức độ nặng hơn là viêm phế quản phổi.

BSGD5
Ảnh: Internet

Tai hại của việc tự dừng điều trị

Viêm phế quản nói riêng và bệnh đường hô hấp nói chung ở trẻ em không thể tự dừng thuốc. Bởi việc tự dừng thuốc có thể gây ra nhiều hệ lụy.

Thứ nhất, có thể gây ra kháng kháng sinh. Trong điều trị viêm phế quản trẻ em, việc sử dụng kháng sinh là bắt buộc bởi khi đó vi khuẩn đã xâm nhập sâu và chuẩn bị vào phổi. Tự dừng thuốc đột ngột có thể làm vi khuẩn hồi sinh và kháng lại kháng sinh trong những lần điều trị tiếp theo.

Thứ hai, có thể làm bệnh nặng hơn. Lý do vì đường thở của trẻ em rất bé v và rất ngắn. Dịch viêm, mầm bệnh dễ dàng thông thương và xâm nhập lẫn nhau làm viêm lan tràn. Viêm phế quản trẻ em sẽ bị nặng hơn, thành viêm phế quản phổi, viêm phổi điển hình. Khi đó tình hình trở nên phức tạp hơn.

Thứ ba, có thể làm cho khó thở trở nên nghiêm trọng. Trong viêm phế quản trẻ em, đường thở thường xuyên bị hẹp lại do dịch viêm, cơ phế quản dễ co thắt lại làm cho khó thở. Trong đơn thuốc điều trị, có thuốc chống khó thở cho bé, nếu bạn tự ý dừng lại, bé sẽ khó thở dữ dội hơn, trằn trọc, khó ngủ, thở rít và rất khó chịu.

Thứ tư, nguy cơ phải dùng kháng sinh phối hợp rất cao. Bởi vì bé bị kháng lại kháng sinh, bé nhiễm thêm mầm bệnh, vi khuẩn lan tràn, tạp nhiễm thêm nhiều loại vi khuẩn kháng, việc phải dùng thêm kháng sinh phối hợp trong điều trị làm tình hình rất phức tạp. Khi đó, thay vì phải chịu đựng 1 thuốc bé sẽ phải chịu đựng nhiều thuốc, rất bất lợi.

Vậy khi nào dừng được thuốc?

Với bệnh đường hô hấp trẻ em, bạn không nên tự ý dừng thuốc. Việc dừng thuốc chỉ được xác định dựa trên triệu chứng bé cải thiện trên 2 phương diện chủ quan và khách quan. Chủ quan là chúng ta cảm nhận thấy, mà bố mẹ và bác sỹ cùng biết được. Ví dụ bé ngủ ngoan hơn, nhiều hơn, ho giảm hơn. Nhưng điều này chỉ đóng góp 30-40% quyết định.

Phần còn lại, 60-70% quyết định, nằm ở triệu chứng khách quan. Đó là sự cải thiện mà bác sỹ khám thấy, nghe thấy, đọc thấy từ xét nghiệm. Bác sỹ sẽ có sự so sánh với ngày đầu tiên và tự đánh giá đã cải thiện tới mức nào. Bởi một cái giảm khó thở nhưng không có nghĩa là đã hết viêm phế quản. Bởi giảm khó thở do thuốc nhưng ổ viêm phế quản vẫn còn thì vẫn sẽ còn nguy cơ tái phát và lan tràn. Bạn cần cho con đi khám thẩm định lại tình hình.

Thông thường, bạn không thể kết thúc điều trị trước 5 ngày tính từ ngày đầu tiên dừng thuốc. Bạn cũng không thể kết thúc điều trị khi bé còn ho nhiều, còn khó thở, còn sốt. Đó là những dấu hiệu cho thấy việc dừng thuốc là quá mạo hiểm.

Theo Webtretho


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.