Con trai rất ghét được chải tóc, mẹ quyết định đưa đến bệnh viện, không ngờ đó là việc đã cứu mạng con

Mặc dù không muốn nhưng cha mẹ của cậu bé đáng yêu này vẫn mạnh dạn nói ra các triệu chứng của con mình để nâng cao nhận thức cho các bậc cha mẹ khác về bệnh bạch cầu.

Freddy Slaven, 1 tuổi, được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu. Theo chia sẻ của gia đình thì Freddy Slaven rất dễ bị bầm tím và đặc biệt không thích được chải tóc bởi điều đó thực sự khiến cậu bé bị đau.

Nhận thấy những dấu hiệu nhỏ này ở con, mẹ của Freddy đã không khỏi lo lắng. Mặc dù nghĩ rằng các vết bầm tím kia có thể sẽ hết nhưng với bản năng của người mẹ, cô Lucy Price đã quyết định đưa con đến bệnh viện. Và đó thực sự là một quyết định đúng đắn vì nó đã cứu mạng Freddy.

Con trai rất ghét được chải tóc, mẹ quyết định đưa đến bệnh viện, không ngờ đó là việc đã cứu mạng con-1Con trai rất ghét được chải tóc, mẹ quyết định đưa đến bệnh viện, không ngờ đó là việc đã cứu mạng con-2
Với bản năng của người mẹ, cô Lucy Price đã quyết định đưa con đến bệnh viện. Và đó thực sự là một quyết định đúng đắn vì nó đã cứu mạng Freddy.

Tại Bệnh viện Alder Hey, Freddy được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu. Các bác sĩ cũng nói với gia đình rằng Freddy bị thiếu máu. Điều này có nghĩa là cậu bé sẽ phải đối mặt với một "trận chiến" khó khăn với hóa trị liệu. Mặc dù đã bắt đầu điều trị nhưng Freddy vẫn là một cậu bé tuyệt vời.

"Cậu bé rất mạnh mẽ. nếu bạn gặp bé bạn sẽ không nghĩ rằng có gì không ổn bởi bé vẫn rất vui vẻ. Đôi khi bé mệt mỏi nhưng khi thấy y tá mang thức ăn tới là bé lại vui vẻ ngay. Freddy là một cậu bé tuyệt vời", mẹ Freddy chia sẻ.

Con trai rất ghét được chải tóc, mẹ quyết định đưa đến bệnh viện, không ngờ đó là việc đã cứu mạng con-3Con trai rất ghét được chải tóc, mẹ quyết định đưa đến bệnh viện, không ngờ đó là việc đã cứu mạng con-4
Mặc dù đã bắt đầu điều trị nhưng Freddy vẫn là một cậu bé tuyệt vời.

Bệnh bạch cầu là gì?

Bệnh bạch cầu là bệnh ung thư của các tế bào bạch cầu trong máu. Khi trẻ mắc bệnh bạch cầu, một số lượng lớn các tế bào bạch cầu bất thường sẽ được sản sinh ở tủy xương.

Do là dạng bệnh trong máu nên bệnh bạch cầu là một bệnh ung thư đặc biệt vì không có khái niệm "khối u" trong đó. Mặc dù tế bào của các loại ung thư có thể lưu hành trong máu nhưng không có nghĩa là những bệnh nhân ung thư này lây sang người khác qua truyền máu.

Bệnh bạch cầu chiếm khoảng 25% trong tất cả các dạng ung thư ở trẻ. Điều may mắn là cơ hội chữa trị căn bệnh này hiện nay khá cao. Khi được điều trị, hầu hết trẻ mắc bệnh đều khỏi mà không bị tái phát.

Các dạng bệnh bạch cầu ở trẻ

Nhìn chung, bệnh bạch cầu được chia thành 2 loại: cấp tính (phát triển nhanh) và mạn tính (phát triển nhanh). Ở trẻ, khoảng 98% trường hợp bệnh bạch cầu là cấp tính.

Bệnh bạch cầu cấp tính ở trẻ được chia thành 2 dạng: Bệnh bạch cầu lymphocytic cấp tính (ALL) và bệnh bạch cầu myelogenous cấp tính (AML), tùy thuộc vào các tế bào bạch cầu riêng biệt được gọi là lymphyocytes, có liên quan đến khả năng miễn dịch.

Các triệu chứng của bệnh bạch cầu ở trẻ

Trẻ bị bệnh bạch cầu có thể tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng và sốt. Chúng cũng có thể bị thiếu máu dẫn đến xanh xao, mệt mỏi bất thường và thở dốc khi chơi đùa.

Trẻ bị bệnh bạch cầu cũng có thể bị thâm tím và rất dễ bị xuất huyết, thường xuyên bị chảy máu mũi, xuất huyết khác thường trong thời gian dài sau khi bị thương dù rất nhỏ.

Các triệu chứng khác của bệnh bạch cầu có thể gồm:

- Đau nhức xương hay khớp, đôi khi khiến trẻ đi khập khiễng

- Sưng bướu bạch huyết ở cổ, háng hay các nơi khác

- Cảm thấy mệt mỏi bất thường

- Kén ăn

Do đó, khi phát hiện trẻ có các triệu chứng bất thường trên, bố mẹ nên nhanh chóng đưa con đến bác sĩ để được kiểm tra bệnh và sớm có liệu pháp điều trị thích hợp.


Theo Nhịp Sống Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/con-trai-rat-ghet-duoc-chai-toc-me-quyet-dinh-dua-den-benh-vien-khong-ngo-do-la-viec-da-cuu-mang-con-2220201613921886.htm

bệnh ung thư

bệnh bạch cầu


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.