Đây là lý do tại sao chúng ta không nên dùng điện thoại ngay khi tỉnh giấc

Mỗi sáng bạn thức dậy, việc đầu tiên sau khi mở mắt ra là với tay lấy chiếc điện thoại, kiểm tra những dòng thông báo trước khi bước ra khỏi giường, có đúng vậy không?

Thực tế thói quen này không hề tốt chút nào. Cựu nhân viên Google cảnh báo trên Medium rằng thói quen nhìn màn hình điện thoại ngay khi vừa mở mắt có thể làm đảo lộn sinh hoạt buổi sáng của bạn.

Đây là lý do tại sao chúng ta không nên dùng điện thoại ngay khi tỉnh giấc - Ảnh 1.

Trong vòng 3 năm qua, Harris đã tiến hành nghiên cứu xem công nghệ đã khai thác điểm yếu trong tâm lý của chúng ta bằng cách nào để có thể khiến chúng ta phụ thuộc vào nó đến vậy.

Ông so sánh những người làm thiết kế công nghệ giống như những ảo thuật gia bởi những con người này biết cách khai thác các “điểm mù, góc cạnh, điểm nhạy cảm và giới hạn nhận thức của con người, vì thế họ có thể tác động đến việc người khác làm mà người ấy không hề hay biết”.

Nhân cơ hội được tiếp năng lượng từ chính những người như bạn, công nghệ sẽ điều khiển ý thức của bạn theo nhiều cách mà bạn không thể nhận ra.

Nói ngắn gọn, nó bắt đầu châm ngòi cho FOMO (Fear of missing out – hội chứng sợ bị bỏ rơi).

“Thói quen mở điện thoại kiểm tra thông báo mới đến ngay khi vừa thức dậy có thể hình thành nên một lối mòn trong nhận thức, đó là vừa ‘thức dậy vào buổi sáng’ là nghĩ ngay đến danh sách ‘những điều mà tôi đã bỏ lỡ từ hôm qua’”.

Ngoài ra, thói quen nhận các thông báo thường xuyên có thể gây nên tình trạng stress.

Lấy ví dụ từ một cuộc khảo sát từ khoảng 2000 công nhân Anh, Trung tâm Future Work có trụ sở tại London đã chứng minh mối liên kết giữa thông báo cập nhật email với tâm trạng lo lắng buồn phiền cao độ.

Nhằm chứng minh nhận định trên, Đại học British Columbia đã thực hiện một thí nghiệm yêu cầu 124 sinh viên và giáo sư cập nhật thường xuyên email của mình trong vòng một tuần.

Sang tuần kế tiếp, họ chỉ kiểm tra mail 3 lần/ngày và tắt thông báo.

Phân tích cho thấy, sau khi cắt giảm thời gian nhìn vào email, những đối tượng tham gia xác nhận bản thân cảm thấy tích cực hơn trước cũng như stress đã giảm hẳn.

Nhà sư Thích Nhất Hạnh đã từng nói, khi người ta rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, người ta có xu hướng nuối tiếc quá khứ hoặc lo lắng về tương lai nhiều hơn.

Đúng vậy, khi bạn nhìn chằm chằm vào danh sách những thông báo hiện ra trên điện thoại của mình.

Nó sẽ khiến bạn ngẫm nghĩ về những việc bạn cần phải làm trong ngày hôm đó thay vì tận hưởng một buổi sáng đúng nghĩa.

Harris khuyên bạn nên làm những việc liên quan trực tiếp tới nhu cầu của bản thân, như việc pha một tách cà phê chẳng hạn, thay vì vừa mở mắt ra đã dùng điện thoại.

Mấy dòng tin nhắn và email đó có thể để sau cũng được mà.

Theo TTVN



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.