- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đợt bùng phát bệnh hô hấp ở Trung Quốc: Thông tin quan trọng cần biết
Trong đợt bùng phát này, các triệu chứng được báo cáo là phổ biến đối với nhiều bệnh lý đường hô hấp quen thuộc.
"Thủ phạm" quen thuộc?
Từ giữa tháng 10, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã theo dõi dữ liệu từ hệ thống giám sát của Trung Quốc, cho thấy có sự gia tăng về bệnh lý hô hấp trẻ em, ở miền Bắc Trung Quốc.
Tại một cuộc họp báo vào ngày 13/11, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc thông báo về sự gia tăng trên quy mô toàn quốc các bệnh lý đường hô hấp, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em.
Các cơ quan y tế của Trung Quốc cho rằng, sự gia tăng này là do việc dỡ bỏ các hạn chế liên quan Covid-19 và mùa lạnh đang đến.
Miền Bắc Trung Quốc đã báo cáo sự gia tăng "bệnh giống cúm" kể từ giữa tháng 10 so với cùng kỳ 3 năm trước (Ảnh: AFP).
Ngoài ra, các tác nhân gây bệnh đã được biết đến như cúm, vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae (gây viêm phổi), virus hợp bào hô hấp (RSV) và SARS-CoV-2.
Trong đó, vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae và RSV được nhận định thường ảnh hưởng đến trẻ em hơn so với người lớn.
Ngày 22/11, WHO xác định thông tin từ các báo cáo về các chùm ca bệnh viêm phổi chưa được chẩn đoán ở các bệnh viện trẻ em tại Bắc Kinh, Liêu Ninh và các địa điểm khác ở Trung Quốc.
Qua cơ chế Quy định Y tế Quốc tế, WHO đã đưa ra yêu cầu chính thức đối với Trung Quốc.
WHO đề nghị Trung Quốc cung cấp thông tin về đợt bùng phát bệnh hô hấp (Ảnh: Getty).
Theo đó, nước này được đề nghị cung cấp thông tin dịch tễ học và lâm sàng, kết quả xét nghiệm từ những trường hợp được báo cáo và dữ liệu về xu hướng gần đây của các tác nhân gây bệnh đường hô hấp.
Mục tiêu quan trọng là xác định liệu có "các chùm ca bệnh viêm phổi chưa được chẩn đoán" ở Bắc Kinh và Liêu Ninh hay không.
Và nếu có, liệu đó là các sự kiện riêng lẻ hay là một phần của sự gia tăng chung đã biết về bệnh lý đường hô hấp trong cộng đồng.
WHO cũng liên lạc với các mạng lưới lâm sàng để có thêm thông tin.
Ngày 23/11, WHO đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến với các cơ quan y tế Trung Quốc.
Từ các dữ liệu được cung cấp cho thấy có sự gia tăng trong số lượt khám ngoại trú và nhập viện của trẻ em do vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae kể từ tháng 5 và do RSV, adenovirus và virus cúm từ tháng 10.
Một số sự gia tăng này xảy ra sớm hơn so với thông thường, nhưng đây cũng không phải là ngoại lệ.
Việc dỡ bỏ các hạn chế Covid-19 có thể là một phần nguyên nhân như đã được ghi nhận ở một số quốc gia khác.
Các cơ quan y tế Trung Quốc cho biết, không phát hiện bất kỳ tác nhân mới hoặc không bình thường nào ở Bắc Kinh và Liêu Ninh, mà chỉ là sự gia tăng chung đã biết về các bệnh lý đường hô hấp do nhiều tác nhân gây bệnh.
Các cơ quan y tế Trung Quốc thông báo rằng, từ giữa tháng 10, họ đã triển khai giám sát chặt điều trị ngoại trú và nội trú với các bệnh lý đường hô hấp, bao gồm một loạt các virus và vi khuẩn.
Điều này bổ sung vào cơ chế giám sát đường hô hấp hiện tại và có thể đã đóng góp vào sự gia tăng báo cáo về các bệnh lý đường hô hấp ở trẻ em.
Các ca bệnh dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng
Trong đợt bùng phát này, các triệu chứng được báo cáo là phổ biến đối với nhiều bệnh lý đường hô hấp quen thuộc.
Đến thời điểm hiện tại, các hệ thống giám sát và bệnh viện của Trung Quốc báo cáo rằng, các biểu hiện lâm sàng này được gây ra bởi các tác nhân đã biết đến trong quá trình lưu hành.
Vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae là một tác nhân gây bệnh đường hô hấp phổ biến và là một nguyên nhân thường gặp của viêm phổi ở trẻ em, và có thể được điều trị dễ dàng bằng kháng sinh.
Trung Quốc có một hệ thống giám sát bệnh giống cúm (ILI) và các nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng (SARI).
Kể từ giữa tháng 10, Trung Quốc đã triển khai các hệ thống giám sát nâng cao cho bệnh lý đường hô hấp bao gồm một loạt các virus và vi khuẩn, trong đó có Mycoplasma pneumoniae.
Hiện tại, không có thông tin chi tiết để đánh giá toàn bộ rủi ro của những trường hợp bệnh lý đường hô hấp này được báo cáo ở trẻ em.
Tuy nhiên, do mùa đông đang đến, dự kiến sẽ có xu hướng gia tăng về các bệnh lý đường hô hấp. Sự gia tăng cùng lúc của các virus đường hô hấp có thể làm tăng áp lực lên hệ thống y tế.
Việt Nam theo dõi thông tin về đợt bùng phát bệnh hô hấp tại Trung Quốc
Cục Y tế dự phòng, Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Điều lệ y tế quốc tế (IHR), cho biết đã liên hệ, trao đổi trực tiếp với đại diện WHO tại Việt Nam và Cơ quan Đầu mối thực hiện IHR Trung Quốc đề nghị phối hợp, cung cấp các thông tin liên quan đến đợt bùng phát bệnh hô hấp tại Trung Quốc.
Theo đó, ngày 23/11, Cục cũng đã có thư gửi đại điện WHO và Văn phòng Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ tại Việt Nam, đề nghị cung cấp thông tin chính thức liên quan đến việc gia tăng các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp tại Trung Quốc.
Cục Y tế dự phòng sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với WHO, CDC Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh đường hô hấp tại Trung Quốc và đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp để báo cáo lãnh đạo Bộ.
Người dân không chủ quan, lơ là nhưng cũng không hoang mang, lo lắng và chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân, các khuyến cáo phòng bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Khuyến nghị của WHO
Dựa trên thông tin có sẵn, WHO khuyến nghị người dân ở Trung Quốc thực hiện các biện pháp để giảm rủi ro mắc các bệnh lý đường hô hấp, bao gồm:
- Tiêm phòng theo khuyến nghị đối với cúm, Covid-19 và các tác nhân gây bệnh đường hô hấp khác khi cần.
- Giữ khoảng cách với những người bệnh.
- Ở nhà khi bị bệnh.
- Thực hiện xét nghiệm và chăm sóc y tế khi cần thiết.
- Đeo khẩu trang khi cần thiết.
- Đảm bảo thông thoáng không gian và thực hiện việc rửa tay đều đặn.
WHO không đề xuất bất kỳ biện pháp cụ thể nào đối với người đi du lịch đến Trung Quốc.
Nói chung, những người có triệu chứng gợi ý của bệnh lý đường hô hấp nên tránh du lịch nếu có thể.
Trong trường hợp có triệu chứng trong hoặc sau chuyến đi, họ được khuyến khích tìm kiếm sự chăm sóc y tế và chia sẻ lịch sử du lịch với bác sĩ.
WHO khuyến cáo không áp dụng bất kỳ hạn chế du lịch hoặc thương mại nào dựa trên thông tin hiện tại về sự kiện này.
Theo Dân Trí
-
Sức khỏe8 giờ trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe8 giờ trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe9 giờ trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe14 giờ trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe17 giờ trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe19 giờ trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.
-
Sức khỏe20 giờ trướcCá là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn cá cùng một số loại thực phẩm "đại kỵ" có thể gây ra những phản ứng hóa học bất lợi, làm giảm giá trị dinh dưỡng, thậm chí gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
-
Sức khỏe21 giờ trướcOmega-3 là một trong những chất có lợi cho sức khỏe của bạn, nhưng bổ sung quá liều lượng cho phép sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới cơ thể.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười đàn ông đi cấp cứu trong tình trạng tê bì chân tay, ngất, mất kiểm soát đại tiểu tiện sau khi dùng củ ấu tàu để tăng cường sức khỏe, chữa bệnh xương khớp.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghiên cứu từ Úc cho thấy thói quen nhâm nhi một món ăn vặt phổ biến có thể giúp người cao tuổi có thêm 3,9 năm sống khỏe mạnh.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMùa đông nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể thay đổi, có những thực phẩm và thói quen ăn uống cần tránh để không làm tổn hại đến sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người thường vứt bỏ thực phẩm khi chúng bắt đầu mọc mầm, cho rằng chúng đã hỏng và không ăn được. Tuy nhiên, sự thật là nhiều loại thực phẩm khi nảy mầm lại chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn gấp nhiều lần so với trạng thái ban đầu.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCủ cải trắng là loại củ quen thuộc trong ẩm thực Việt. Không chỉ là thực phẩm ngon miệng, củ cải trắng còn được mệnh danh là "nhân sâm mùa đông" nhờ giá trị dinh dưỡng cao và nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcLoại cây này lá tưởng bỏ đi nhưng biết cách chế biến rau "tiến vua" vừa tốt cho tiêu hoá và thị lực nhưng lại thường không được tận dụng.