Đột quỵ và cảm mạo, sự nhầm lẫn dẫn đến chết người mà bạn cần cảnh giác

Cho tới nay, nhiều người thường nhầm lẫn các dấu hiệu của đột quỵ với hiện tượng trúng gió, nên xoa dầu nóng, cạo gió, cắt lể hoặc cúng bái…

Cho tới nay, nhiều người thường nhầm lẫn các dấu hiệu của đột quỵ với hiện tượng trúng gió, nên xoa dầu nóng, cạo gió, cắt lể hoặc cúng bái…

Điều này là hoàn toàn sai lầm, có thể làm cho tình trạng bệnh trầm trọng thêm.

“Khi phát hiện bệnh nhân có triệu chứng của đột quỵ não, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở điều trị chuyên sâu sớm. Không nên điều trị tại nhà, để tận dụng được thời gian vàng, góp phần hạn chế tỷ lệ tử vong và tàn phế cho bệnh nhân”, PGS.TS Nguyễn Hoàng Ngọc, Giám đốc Trung tâm đột quỵ não, bệnh viện TƯ quân đội 108 cho biết.

Đột quỵ, cách chữa đột quỵ, dấu hiệu đột quỵ, triệu chứng đột quỵ, nhận biết đột quỵ, phòng ngừa đột quỵ, cấp cứu đột quỵ
PGS.TS Nguyễn Hoàng Ngọc: 3 giờ đầu là vàng

 Nếu nghi ngờ người bệnh bị đột quỵ, người nhà hoặc những người ở cạnh bệnh nhân cần nhanh chóng để người bệnh an toàn, không bị ngã gây chấn thương. Đặt người bệnh nằm chỗ thoáng, nghiêng một bên nếu bị nôn, móc hết đờm dãi, chất dịch trong miệng và đường thở cho bệnh nhân dễ thở.

Đối với người bị đột quỵ não, 3 giờ đầu là vàng, hãy đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Đối với địa bàn miền núi, vùng sâu, nếu không có điều kiện, hãy di chuyển bệnh nhân bằng cáng, không nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện bằng xe máy, tránh xóc khi chuyển bệnh nhân.

Khi di chuyển, nên để bệnh nhân trên mặt phẳng, nghiêng mặt sang một bên, nới bớt quần áo cho thoáng.

Nếu bệnh viện gần nhà có đủ điều kiện chữa trị thì không nên chuyển đến viện xa, trừ khi có chỉ định của bác sĩ, vì càng di chuyển xa càng có thể làm bệnh nặng hơn.

Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác, không để nằm chờ xem bệnh nhân có khỏe lại không. Nhiều người thường nhầm lẫn các dấu hiệu của đột quỵ với trúng gió, nên xoa dầu nóng, cạo gió, cắt lể hoặc cúng bái… Điều này là hoàn toàn sai lầm, có thể làm cho tình trạng bệnh trầm trọng thêm.

Thay đổi lối sống

Theo PGS. Nguyễn Hoàng Ngọc, tuy đột quỵ não là một bệnh nguy hiểm, nhưng có thể dự phòng được.

Đột quỵ, cách chữa đột quỵ, dấu hiệu đột quỵ, triệu chứng đột quỵ, nhận biết đột quỵ, phòng ngừa đột quỵ, cấp cứu đột quỵ

 Bác sĩ, kỹ thuật viên theo dõi liên tục áp lực nội soi ở bệnh nhân đột quỵ não cấp

Cần thay đổi lối sống, vận động thường xuyên làm giảm các yếu tố nguy cơ gây vữa xơ động mạch, giảm tỷ lệ tăng huyết áp, giảm cân nặng chống béo phì, tăng cholesterol có lợi, giảm cholesterol có hại.

Đồng thời, cần kiểm soát huyết áp, không hút thuốc, kiểm soát đường máu nếu có đái tháo đường, ăn thức ăn có hàm lượng chất béo thấp, hạn chế uống rượu…

“Bệnh nhân bị tăng huyết áp hoặc có nhiều các yếu tố nguy cơ của đột quỵ phải được khám, theo dõi điều trị thường xuyên tại các cơ sở y tế", bà Ngọc nhấn mạnh.

Điều trị đột quỵ

Đột quỵ, cách chữa đột quỵ, dấu hiệu đột quỵ, triệu chứng đột quỵ, nhận biết đột quỵ, phòng ngừa đột quỵ, cấp cứu đột quỵ
Ảnh minh họa

Đột quỵ não có hai thể chính là chảy máu não và nhồi máu não. Điều trị đặc hiệu cho mỗi thể khác nhau nhưng phác đồ điều trị giống nhau:

Điều trị tổng hợp: Duy trì chức năng sống. Chống phù não: phù não xuất hiện 3 giờ sau khi đột quỵ và tiến tới tối đa trong 24 giờ, tồn tại và lan toả trong 72 giờ.

Cách chống phù não tích cực là: kê đầu giường cao 25-30 độ; hạn chế kích thích; truyền các thuốc tăng áp lực thẩm thấu (Mannitol) tăng thông khí; Nếu không hiệu quả cần thiết phải phẫu thuật giảm ép, dẫn lưu.

Ngoài ra, chú ý duy trì đường máu hợp lý; lưu thông đường thở cho bệnh nhân có rối loạn chức năng hô hấp.

Tránh cho ăn đường miệng sau đó, phòng viêm phổi do trào ngược; nuôi dưỡng qua đường ống thông dạ dày bằng các chất dinh dưỡng lỏng, giúp tăng cường chuyển hoá cơ thể, tránh viêm dạ dày, ruột.

Điều trị đặc hiệu (chủ yếu cho thể đột quỵ thiếu máu não): bằng các thuốc tiêu huyết khối và điều trị dự phòng tái phát bằng các thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc chống đông máu.

Sử dụng các loại thuốc đặc hiệu giai đoạn cấp này đòi hỏi bệnh nhân đến viện sớm trước 3 - 4,5 giờ và tuân theo những chỉ định rất chặt chẽ, được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên sâu có phương tiện theo dõi các xét nghiệm tin cậy phòng tai biến chảy máu ồ ạt.

Kỹ thuật điều trị

GS Hoàng Ngọc cho biết, các kỹ thuật điều trị đột quỵ, dự phòng đột quỵ hiện có gồm:

Kỹ thuật tạo hình động mạch não qua da; giải phóng, làm tiêu cục tắc huyết khối gây tắc mạch bằng đường tĩnh mạch hoặc đường động mạch; nong bong rộng lòng mạch, đặt stent ở các động mạch bị hẹp tùy theo chỉ định cụ thể; điều trị các phình mạch, dị dạng động -tĩnh mạch bằng kỹ thuật gây tắc mạch hoặc nút mạch bằng coil kim loại.

Kỹ thuật khai thông động mạch; kỹ thuật lấy bỏ máu tụ trong não, giảm ép não bằng phẫu thuật mở sọ; kỹ thuật điều trị các u mạch, dị dạng mạch bằng phẫu thuật định vị.

Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ được thực hiện ở các bệnh viện có đầy đủ trang thiết bị hiện đại và đội ngũ các chuyên gia về thần kinh mạch máu có kinh nghiệm như bệnh viện 108, Bạch Mai...

Theo Vietnamnet

ngăn ngừa đột quỵ

đột quỵ

bệnh người già


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.