Đưa con ra công viên chơi, mẹ "tá hỏa" khi vài ngày sau mặt con phồng rộp, mưng mủ

Vì muốn con được hít thở không khí trong lành nên một bà mẹ thường xuyên đưa con ra công viên chơi. Không ngờ một ngày phát hiện mặt và bàn tay con bị phồng rộp như bị bỏng.

Vì muốn con được hít thở không khí trong lành nên một bà mẹ thường xuyên đưa con ra công viên chơi. Không ngờ một ngày phát hiện mặt và bàn tay con bị phồng rộp như bị bỏng.

Gần đây, bệnh viện Nhân dân thành phố Hải Ninh, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) đã tiếp nhận một bé trai 10 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng da mặt và mắt ửng đỏ, phồng rộp, nổi mụn mủ giống như bị bỏng.

Bác sĩ da liễu Vương Diệu Thành của Bệnh viện Nhân dân thành phố Hải Ninh cho biết khi được đưa vào viện, mặt đứa trẻ nổi đỏ một vùng rộng, da phồng rộp, mưng mủ, giống như bỏng axit sulfuaric hay axit nitric.

Không chỉ gương mặt mà ngay cả bàn tay của đứa trẻ cũng đỏ ửng, nổi đầy bọc nước, mụn mủ nhìn rất đáng sợ. Mẹ đứa bé cho biết vài ngày trước đã thấy xuất hiện các vết đỏ trên da của con nhưng vì không thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào thêm nên cô đã nghĩ không có vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, vài ngày sau, tình trạng của đứa bé ngày càng nặng nề hơn khiến cô hoảng sợ, vội vàng đưa con tới viện.

Điều gì đã xảy ra với đứa trẻ?

Bác sĩ Vương sau đó đã tiến hành kiểm tra cẩn thận, thăm hỏi về môi trường sống và nhận thấy đứa trẻ không hề tiếp xúc với hóa chất, không sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chất hóa học và cũng không sử dụng thuốc. Vậy nguyên nhân khiến gương mặt đứa trẻ như bị bỏng là do đâu? 

Có một chi tiết quan trọng mà mẹ đứa trẻ chia sẻ đó là hàng ngày, cô thường đưa con ra công viên chơi để hít thở không khí.

Dựa vào thói quen này cùng những biểu hiện trên da của đứa trẻ, bác sĩ Vương chẩn đoán rất có thể một số côn trùng mà điển hình là kiến ba khoang trong công viên đã đốt đứa trẻ và khiến em mắc bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng.

Bác sĩ Vương giải thích viêm da tiếp xúc do côn trùng là khi cơ thể tiếp xúc với chất độc của một số động vật, côn trùng có dịch độc trong cơ thể.

Nhiều người khi phát hiện có côn trùng trên da thường tiện tay đập chết chúng và vô tình khiến dịch độc tràn ra nhiễm lên da tay. Một số nọc độc có khả năng ăn mòn rất mạnh, khiến da bị viêm nhiễm, gây viêm da sâu. Nếu tay của bạn bị nhiễm độc và chạm vào những vùng da khác cũng sẽ gây truyền nhiễm nọc độc.

May mắn cho đứa trẻ sau khi được điều trị chống viêm, chống dị ứng, tình hình cũng đã dần được cải thiện hơn.

Độc tính của Kiến ba khoang gấp 15 lần nọc độc rắn 

Chuyên gia Quý Hằng Thanh tại Trung tâm phòng ngừa bệnh tật và kiểm soát côn trùng ở thành phố Trung Khánh cho biết kiến ba khoang hay kiến khoang là loài côn trùng có thân thon dài, chia hai màu đỏ và đen tạo thành các khoang đen - đỏ, vàng cam xen kẽ. Chúng còn có rất nhiều tên gọi khác nhau như kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong đít.

Loài kiến này thường sinh sống ở các vườn cây, cỏ mục, bãi rác, ruộng lúa,... Chúng xuất hiện nhiều vào đầu mùa mưa và rất thích ánh sáng đèn ban đêm. Sau những cơn mưa, nước ngập không còn nơi cư trú, chúng bay vào trong nhà theo ánh đèn, đậu vào quần áo, giường chiếu, chăn màn. Kiến ba khoang thường tiết ra chất dịch có thể làm tổn thương da người nếu tiếp xúc với dịch này. 

Trong cơ thể của kiến ba khoang có chứa pederin, độc tính gấp 12-15 lần nọc rắn hổ mang. Tuy độc tính cao, nhưng với lượng tiếp xúc nhỏ và ngoài da nên không đủ khả năng gây chết người như nọc rắn. 

Một số người nghĩ rằng kiến ba khoang chỉ có thể truyền độc khi bị chúng cắn nhưng chuyên gia Quý giải thích chỉ cần tiếp xúc với dịch cơ thể của kiến ba khoang cũng có thể gây độc tố cho da.

Kiến ba khoang có thể gây độc cho da khi bị chúng đốt, khi vô tình chạm phải dịch của chúng khi đã chết hoặc tiếp xúc với dịch của chúng tiết ra trên quần áo.

Triệu chứng khi bị kiến 3 khoang đốt

Bình thường, vết thương do kiến ba khoang tấn công lúc đầu chỉ như một vết xước nhỏ. Sau khoảng 2-6 giờ thì sẽ xuất hiện các đám, vết màu đỏ, hơi nề thành vệt, kích thước từ 1-5cm, rộng 3-4 mm, có viền rõ rệt, có vệt màu tím hồng. Sau 1-3 ngày sẽ xuất hiện các mụn nước trên da đỏ, tiếp đó sẽ xuất hiện bọng nước và bọng mủ.

Giai đoạn này rất dễ nhầm với các tổn thương như thủy đậu, zona hoặc các mụn virus khác nên tự ý lau rửa vết thương và bôi các loại thuốc mà không theo sự chỉ định của bác sĩ. 

Một số người thậm chí có người còn sử dụng một số loại thuốc "chữa bỏng" để bôi vì thấy vết thương cũng na ná vết bỏng. Thực tế, những cách xử lý này đều không đúng và có thể làm cho tình trạng vết thương bị nặng, loét thêm và gây nhiễm trùng.

Cách xử lý khi bị kiến ba khoang đốt

Theo Sức khỏe đời sống, để phòng ngừa bị kiến ba khoang và các loại côn trùng khác đốt, BS. Dũng khuyên trong mỗi gia đình nên chuẩn bị sẵn 3 loại: Cồn 70 độ, mỡ corticoid và kem phenaegan. Khi chẳng may bị kiến ba khoang hoặc côn trùng đốt, nếu sơ cứu đúng cách thì những tổn thương trên da sẽ dịu đi rất nhiều. BS. Dũng hướng dẫn lần lượt từng bước:

1. Dùng cồn 70 độ rửa sạch vùng da bị thương tổn giúp giảm khó chịu do tổn thương trên da. Với vết thương do kiến ba khoang gây ra, nếu rửa kỹ sẽ giảm đáng kể tình trạng nổi bọng nước do nọc độc của loài kiến này.

2. Bôi mỡ corticoid (4-6 lần một ngày).

3. Bôi kem phenaegan (8-10 lần một ngày). Chú ý khi bôi thuốc phải miết mạnh ở vùng da bị đốt đến khi thuốc khô, thẩm thấu thuốc sẽ tốt hơn.

 

Theo Khám phá


Kiến ba khoang

nhiễm độc

côn trùng cắn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.