GS Đài Loan kể về trải nghiệm sinh tử suốt 10 ngày 1 mình vật lộn với Covid-19 ở Ấn Độ: Như bước vào cổng địa ngục

Giáo sư Đại học Trung Hưng (ĐàI Loan) đã trải qua 10 ngày đáng sợ nhất sau khi ông bị nhiễm Covid-19 ở Ấn Độ. Ông đã chia sẻ lại những trải nghiệm giống như đến "cổng địa ngục" của mình.

GS Đài Loan kể về trải nghiệm sinh tử suốt 10 ngày 1 mình vật lộn với Covid-19 ở Ấn Độ: Như bước vào cổng địa ngục-1
Hình ảnh bác sĩ khoa truyền nhiễm Trần Tôn Gia ở Đài Loan thường xuyên hỗ trợ cho Giáo sư Trần Mục Dân ở Ấn Độ. Giáo sư Trần cũng gửi lời cảm ơn Bệnh viện Đài Trung đã cung cấp thông tin tư vấn y tế trong thời gian ông ở Ấn Độ cách ly tại nhà để giúp ông vượt qua cơn nguy kịch một cách an toàn. Nguồn ảnh / Bệnh viện Đài Trung cung cấp.

Dịch bệnh ở Ấn Độ vẫn đang trong giai đoạn nghiêm trọng dù không còn ở đỉnh dịch như trước. Ông Trần Mục Dân (Chen Mumin), giáo sư tại Đại học Trung Hưng (Chung Hsing), làm việc tại Ấn Độ, đã mắc Covid-19 ngay tại Ấn Độ vào cuối tháng 4.

Khi đó, Giáo sư Trần đã ở trong tình trạng nguy kịch và 52% phổi đã bị xâm nhập.

Người nhà của ông ở Đài Loan dựa vào các mối quan hệ quen biết, mua ôxy gửi đến tận căn hộ cho ông ở Ấn Độ để ông tự cứu bản thân tạm thời trong khi chờ giải pháp cấp cứu khác.

Sau đó, ông được đưa về Đài Loan bằng máy bay đặc biệt để tiếp tục điều trị.

Nhớ lại quá trình vật lộn sau khi nhiễm Covid-19 ở Ấn Độ, mặc dù đã cố gắng hết sức để bảo vệ mình nhưng ông không biết rằng virus đã đến cửa nhà mình một cách lặng lẽ, sau khi phát bệnh, ông có cảm giác như đang bước qua một cánh cổng địa ngục trong suốt 10 ngày ở một mình trong căn hộ.

Sau khi trở về Đài Loan, ông đã bình phục và xuất viện, để giúp người khác hiểu hơn những trải nghiệm đáng nhớ của bản thân, ông đã viết một bài chia sẻ về kinh nghiệm khi mắc Covid-19 và cách điều trị, được đăng trên trang web của bệnh viện Đài Trung, sau đây là chia sẻ của giáo sư Trần.

GS Đài Loan kể về trải nghiệm sinh tử suốt 10 ngày 1 mình vật lộn với Covid-19 ở Ấn Độ: Như bước vào cổng địa ngục-2

Kể từ tháng 3 năm nay, Ấn Độ đã chứng kiến ​​một đợt dịch bệnh quy mô lớn bùng phát lần thứ hai. Số ca nhiễm trên cả nước này đã tăng lên hơn 200.000 ca mỗi ngày và thủ đô New Delhi cũng tăng vọt lên 30.000 ca bệnh mỗi ngày.

Tôi cứ nghĩ chỉ cần mình không ra ngoài tùy tiện và đeo khẩu trang, sát trùng thường xuyên như trước thì có thể vượt qua cơn nguy kịch này một cách an toàn, nhưng tôi không biết rằng lúc này virus đã âm thầm tìm đến cửa nhà mình...

Sốt nhẹ, chảy nước mũi, các triệu chứng ban đầu không rõ ràng

Sau khi trở về Đài Loan, nhiều bạn hỏi tôi: Làm thế nào để biết được rằng bạn đã mắc COVID-19? Câu trả lời của tôi là, tôi hoàn toàn không biết!

Bởi vì những triệu chứng ban đầu là vô cùng không đáng kể. Một số người cũng hỏi liệu họ có biết mình bị nhiễm bệnh như thế nào hay không, điều này càng khó đánh giá hơn.

Tôi nhớ rằng vào ngày 28/ 4, tôi bắt đầu hắt hơi và chảy nước mũi trong ngày, và đầu óc tôi hơi choáng váng.

Sang ngày thứ 2 (29/4), hiện tượng sổ mũi vẫn tiếp tục, tôi bắt đầu cảm thấy hơi sốt vào buổi tối, sau khi đi làm về tôi cảm thấy mệt lả, không thèm ăn tối.

Sau khi thức dậy vào sáng 30/4, tôi tiếp tục bị sốt (nhưng nhiệt độ không cao lắm, vẫn dưới 38°C) và bắt đầu cảm thấy khó chịu, ngay lập tức báo cáo với văn phòng sắp xếp bố trí lịch để đi làm xét nghiệm càng sớm càng tốt ngay trong ngày, nhưng lấy mẫu xong thì cũng được hẹn là bạn đợi 3 hoặc 4 ngày sẽ biết kết quả.

GS Đài Loan kể về trải nghiệm sinh tử suốt 10 ngày 1 mình vật lộn với Covid-19 ở Ấn Độ: Như bước vào cổng địa ngục-3

Mất khứu giác và vị giác, bắt đầu tiêu chảy vào ngày thứ 4

Mấy ngày sau khi lấy mẫu, tôi chỉ có thể biết đợi ở nhà. Tìm hiểu thông tin trên mạng thì thấy chảy nước mũi hình như không phải là triệu chứng chính của bệnh Covid-19 (mà là sốt), cũng không có các triệu chứng như ho, tiêu chảy, mất khứu giác.

Trong khi đó, tôi đã đi tiêm phòng vắc xin từ giữa tháng 4, nghĩ rằng sẽ ít xui xẻo hơn (không dễ bị nhiễm bệnh). Tuy nhiên, tinh thần tôi không được tốt cả ngày, tôi phải nằm trên giường hầu hết thời gian, ngoài sốt, tôi còn khó nuốt vì đau họng và kém ăn.

Đến ngày thứ 4 sau khi xuất hiện các triệu chứng, tôi thức dậy vào buổi sáng và bắt đầu thấy mất khứu giác và vị giác, tiêu chảy và có đờm trong cổ họng.

Ngay lập tức qua liên lạc với những người bạn ở Đài Loan, các bác sĩ tại bệnh viện Taichung nhận định rằng nên dựa vào các triệu chứng của tôi và đề nghị tốt nhất là nên đến bệnh viện để điều trị, tuy nhiên tại thời điểm này, số lượng chẩn đoán xác định nhiễm Covid-19 ở Ấn Độ đã tăng lên 400.000 người mỗi ngày, hệ thống y tế không còn đủ sức chịu đựng, phải mất vài ngày để đăng ký đến bệnh viện.

Tôi phải nghe theo sự sắp xếp của công ty bảo hiểm và nhờ bác sĩ đến nhà thăm khám càng sớm càng tốt.

GS Đài Loan kể về trải nghiệm sinh tử suốt 10 ngày 1 mình vật lộn với Covid-19 ở Ấn Độ: Như bước vào cổng địa ngục-4

Xuất hiện tình trạng thâm nhiễm phổi

Vào thứ Ba, tức ngày 4/5, khi tôi thức dậy vào buổi sáng, tôi nhận được một báo cáo chẩn đoán từ văn phòng, xác nhận rằng tôi đã bị nhiễm Covid-19.

Có vẻ như tôi chỉ có thể chấp nhận số phận của mình, cuối cùng bác sĩ Ấn Độ cũng đã đến khám bệnh tại nhà và đo nồng độ oxy trong máu lần đầu là 92%. Bác sĩ nói tình hình bệnh tình không sao, ngoài ra còn lấy mẫu máu, nước tiểu và hẹn đi chụp CT-Scan ngay.

Lúc này, tôi đã rơi vào tình trạng thở hổn hển kể cả khi chỉ có một chút hoạt động, và hầu như không muốn ra ngoài, nhưng vẫn phải mặc quần áo bảo hộ và khẩu trang N95 để lái xe đến trạm y tế để khám và kiểm tra.

Vài giờ sau, bác sĩ cung cấp kết quả chụp phim, kết quả cho thấy 52% phổi bị nhiễm trùng, thâm nhiễm, trong đó phổi dưới bên trái bị nhiễm trùng nặng nhất, kết quả xét nghiệm máu cũng cho thấy cơ thể có chỉ số viêm cao.

Bác sĩ nói tình trạng của tôi hơi nghiêm trọng, đề nghị nhập viện càng sớm càng tốt, muốn về Đài Loan điều trị thì phải thu xếp càng sớm càng tốt.

GS Đài Loan kể về trải nghiệm sinh tử suốt 10 ngày 1 mình vật lộn với Covid-19 ở Ấn Độ: Như bước vào cổng địa ngục-5

Dựa vào máy thở oxy để duy trì sự sống

Thứ 5 ngày 6/5 là ngày thứ 9 của chu kỳ nhiễm bệnh. Sau khi uống thuốc thì tình trạng bệnh của tôi đã cải thiện rõ rệt, khứu giác và vị giác hồi phục, đêm ngủ yên hơn, không còn sốt. Tuy nhiên, vẫn còn tiêu chảy và một số ho.

Lúc này rõ ràng tôi cảm nhận thấy chức năng phổi ngày càng kém đi, chỉ hít vào được một nửa thì không thở lên được, chỉ số oxy trong máu của tôi là 93%, tương đương với hai ngày trước đó.

Nghĩ đến việc xem báo đài đưa tin nhiều bệnh nhân Covid-19 ở Ấn Độ gần đây, tình trạng bệnh đã ổn định, nhưng đột nhiên lên cơn khó thở và qua đời sau đó vài giờ, tôi thấy tình hình không ổn lắm.

Khi liên hệ với bệnh viện Đài Trung để nhờ bác sĩ tư vấn, họ cũng cho rằng tình hình của tôi hơi nguy hiểm, tốt nhất nên dùng bình dưỡng khí/ôxy càng sớm càng tốt.

Tôi ngay lập tức gọi cho bác sĩ Ấn Độ, nhưng tôi nhận được phản hồi là bình oxy chỉ có thể được sử dụng trong bệnh viện, và không thể tìm thấy ở bên ngoài.

Sau đó tôi tiếp tục nhờ văn phòng liên hệ với bệnh viện, bên kia cũng nói rằng không thể có giường bây giờ, nhưng bạn có thể đăng ký vào danh sách chờ, khi nào có giường sẽ được gọi bổ sung.

Trong tình hình quá cấp bách, tôi đã gọi điện về Đài Loan ngay lập tức để gia đình để tìm cách hỗ trợ.

Vài giờ sau, kỳ diệu gia đình tôi đã mượn được máy nén oxy thông qua các mối quan hệ của bạn bè ở Ấn Độ và nhờ người gửi tới ngay cho tôi.

Sau một thời gian sử dụng máy thở, thấy thể trạng được cải thiện rõ rệt, nồng độ oxy trong máu có thể tăng lên 96 đến 99%, thậm chí lúc đó bỗng nhiên có thể đứng dậy đi lại được.

GS Đài Loan kể về trải nghiệm sinh tử suốt 10 ngày 1 mình vật lộn với Covid-19 ở Ấn Độ: Như bước vào cổng địa ngục-6

Từ cõi chết được trở về nhà

Ngày hôm sau (7/5), có tin vui từ văn phòng, xác nhận tôi có thể quay trở về Đài Loan điều trị. Từ khi xuất hiện các triệu chứng vào ngày 28/4 cho đến khi trở về Đài Loan để điều trị, tôi đã ở một mình 10 ngày trong một căn hộ ở Ấn Độ.

Nghĩ lại quá trình mắc bệnh ở Ấn Độ trong 10 ngày qua, tôi cảm thấy mình như trở về từ một cánh cổng ma, một địa ngục hay cõi chết.

Từ khi xuất hiện các triệu chứng, bệnh nhanh chóng tiến triển đến mức độ một nửa lá phổi bị nhiễm trùng chỉ trong vòng 6 ngày, nếu không có kết quả chụp cắt lớp thì thật khó tin.

Sau khi trở về Đài Loan, tôi cũng thấy rằng mình đã giảm được 5 ký trong một tuần.

Sau khi hỏi các đồng nghiệp được xác nhận nhiễm Covid-19 khác trong văn phòng, họ nhận thấy rằng các triệu chứng của mọi người đều khác nhau: một số người không sốt, một số người triệu chứng chính là ho, một số người chỉ hơi ngứa cổ họng lúc đầu, và một số người bị bệnh phát ban.

Điều đáng sợ hơn là một số người chỉ xét nghiệm phát hiện được dương tính tới lần thứ 2, thậm chí là thứ 3, trước đó không phát hiện được. Sự xảo quyệt của loại virus này thật sự đã lộ rõ.

GS Đài Loan kể về trải nghiệm sinh tử suốt 10 ngày 1 mình vật lộn với Covid-19 ở Ấn Độ: Như bước vào cổng địa ngục-7

Ngoài ra, mặc dù đã được các bác sĩ Ấn Độ hướng dẫn và tôi đã ngay lập tức làm theo về việc uống thuốc và bổ sung dinh dưỡng nhưng chức năng phổi đã bị suy giảm rõ ràng, nếu các bác sĩ Đài Loan không cảnh báo phải bổ sung oxy ngay bằng việc sử dụng máy thở oxy thì sự phát triển bệnh sau đó sẽ không thể đoán trước được.

May mắn thay, có các bác sĩ chuyên nghiệp từ Đài Loan và Ấn Độ cùng lúc chung tay hỗ trợ, tôi đã phải dựa vào sự cố gắng của bản thân để tự cứu mình trước khi trở về Đài Loan tiếp tục được điều trị thuận lợi.

Đây là trải nghiệm thực sự đáng sợ, nếu nhiều người trong chúng ta biết được sự nguy hiểm của COVID-19 và cùng nhau ngăn chặn dịch bệnh, thì đó có thể coi là một đóng góp nhỏ của cá nhân đối với cộng đồng.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doanhnghieptiepthi.vn/gs-dai-loan-ke-ve-trai-nghiem-sinh-tu-suot-10-ngay-1-minh-vat-lon-voi-covid-19-o-an-do-nhu-buoc-vao-cong-dia-nguc-16121210615000701.htm

Covid-19 Ấn Độ

Covid-19


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.