- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hà Nội: Bệnh cúm mùa hoành hành, hàng trăm bệnh nhi phải nhập viện điều trị
Có gia đình cả 2 con đều phải nhập viện điều trị do mắc cúm mùa, đã có trường hợp trẻ bị biến chứng do căn bệnh này gây nên.
Có gia đình cả 2 con đều phải nhập viện điều trị do mắc cúm mùa, đã có trường hợp trẻ bị biến chứng do căn bệnh này gây nên.
Một mẹ chăm 2 con mắc bệnh cúm mùa trong viện
Thời gian vừa qua, thời tiết miền Bắc liên tục thay đổi thất thường khiến nhiều trẻ phải nhập viện vì các bệnh liên quan đến đường hô hấp, tiêu hóa. Đặc biệt, tại Bệnh viện Nhi Trung ương số bệnh nhi đến khám và được chẩn đoán mắc bệnh cúm mùa có chiều hướng gia tăng.
Thống kê trong vòng 2 tuần trở lại đây cho thấy, đã có hơn 300 bệnh nhi được chẩn đoán mắc bệnh cúm mùa, trong đó hơn 100 trường hợp phải nhập viện điều trị, có bệnh nhi bị biến chứng viêm phổi, viêm phế quản…
Đa số trẻ nhập viện là trẻ nhỏ, sức đề kháng kém. Ảnh: Lê Phương.
Ghi nhận tại khoa Truyền nhiễm (BV Nhi Trung ương), có gia đình cả hai con nhỏ đều phải nhập viện đều trị do mắc cúm mùa.
Chị Nguyễn Thanh M. (Hà Đông, Hà Nội), gương mặt hốc hác, ánh mắt đỏ hoe sau 5 hôm chăm 2 con nhỏ ở viện. Cả hai con chị ban đầu chỉ có dấu hiệu ho, sau đó sốt cao, co giật, dù đã uống thuốc nhưng không đỡ, vì thế chị phải cho con nhập viện và được chẩn đoán mắc bệnh cúm mùa.
“Lúc đầu là bé lớn bị cúm, rồi đến 2 bé nhỏ 4 tuổi và 8 tháng tuổi cũng mắc cúm mùa theo chị. May bé lớn nhất sức đề kháng tốt nên không sao, còn hai bé nhỏ sức đề kháng kém, sốt cao, co giật liên tục nên tôi phải cho vào viện điều trị, đến nay đã 5 ngày mà vẫn chưa khỏi”, chị M. chia sẻ.
Có trẻ 8 tháng tuổi đã phải nhập viện vì sốt cao, co giật do cúm mùa. Ảnh Lê Phương.
Một trường hợp khác là bệnh nhi Nguyễn Minh H. (14 tháng tuổi, ở Điện Biên) cũng tình trạng sốt liên tục, đã được điều trị 1 tuần tại y tế cơ sở nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm. Gia đình chuyển cháu lên bệnh viện Nhi thì được bác sĩ chẩn đoán mắc cúm, viêm phế quản phổi.
Bệnh tự khỏi nhưng không được chủ quan
Theo Ths.Bs Đỗ Thiện Hải – Phó trưởng khoa Truyền nhiễm (BV Nhi Trung ương), thời tiết mùa đông - xuân độ ẩm, nhiệt độ rất thuận lợi cho các loại virus, đặc biệt là virus cúm phát triển.
Khi trẻ mắc cúm, hệ thống miễn dịch bị giảm, nếu cha mẹ không biết cách phòng tránh và chăm sóc, trẻ dễ bị bội nhiễm dẫn đến các biến chứng khác.
Biểu hiện chung của bệnh nhân cúm mùa là sốt cao, có thể liên tục từ 39-40 độ và không đáp ứng thuốc hạ sốt, viêm đường hô hấp trên như: Chảy nước mũi, ho, trẻ lớn đau rát họng, đặc biệt khi khám thấy họng viêm đỏ rất rõ, một số trẻ bị viêm phế quản.
Bệnh cúm mùa có thể khỏi sau 3-5 ngày, nhưng các phụ huynh không nên chủ quan. Ảnh: Lê Phương
Bác sĩ Hải cho hay, thông thường trẻ mắc cúm sẽ tự khỏi sau 3-5 ngày, không cần phải nhập viện điều trị. Chủ yếu là dùng thuốc hạ sốt tại nhà (chỉ dùng thuốc paracetamol). Nếu dùng các loại thuốc khác phải có chỉ định của nhân viên y tế.
Gia đình cần chăm sóc tốt, vệ sinh mũi, họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý để tránh bội nhiễm thêm các vi khuẩn khác.
Ngoài ra, khi trẻ nằm viện nên hạn chế các tiếp xúc không cần thiết như quá nhiều người thăm nom, mang mầm bệnh khác đến cho trẻ và mang virus cúm ra cộng đồng.
“Trẻ chỉ có chỉ định nhập viện trong trường hợp cúm gây viêm phổi, có tình trạng suy hô hấp, khó thở, mệt mỏi hoặc cúm gây viêm nhiễm đường hô hấp nặng, mắc cúm trên những cơ địa mắc bệnh lý mạn tính nào đó”. – BS Hải nhấn mạnh.
Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyến cáo, thuốc Oseltamivir không phải là thuốc bắt buộc phải có để điều trị trong những trường hợp cúm mùa thông thường và chỉ sử dụng trong một số trường hợp cúm nặng.
Nếu trẻ được chăm sóc tốt, không có bội nhiễm tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh cho trẻ, tránh tình trạng kháng thuốc kháng sinh.
Theo Khám phá
- Sức khỏe31 phút trướcUng thư buồng trứng là căn bệnh rất nguy hiểm với phụ nữ, nhưng dấu hiệu ban đầu lại không dễ phát hiện nên thường hay bị bỏ qua.
- Sức khỏe2 giờ trướcĐừng chủ quan cho rằng hiện tượng ngứa ngáy trên cơ thể chỉ đơn giản là do bị dị ứng hoặc côn trùng đốt. Nhiều khả năng nó đang ngầm cảnh báo sức khỏe của bạn gặp vấn đề nghiêm trọng.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe13 giờ trướcBản tin 18h ngày 8/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 12 ca mắc COVID-19, trong đó 1 ca trong nước ghi nhận tại Hải Dương, 11 ca nhập cảnh được cách ly ngay tại Bình Dương, Ninh Thuận và TP Hồ Chí Minh
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe15 giờ trướcTrưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam đánh giá cao công tác chuẩn bị tiêm vắc xin đầu tiên tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và có những lưu ý để việc tiêm vắc xin đạt hiệu quả.
- Sức khỏe17 giờ trướcTheo thông tin từ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, mới đây, các BS tại đây đã phẫu thuật nội soi thành công cho một bệnh nhi là bé gái 12 tuổi bị xoắn buồng trứng.
- Sức khỏe18 giờ trướcCả quả, vỏ và hạt chanh đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Vì vậy khi uống nước chanh pha mật ong nên tận dụng cả vỏ.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe20 giờ trướcTại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM trong sáng 8/3 cùng tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 cho các y bác sĩ trực tiếp tham gia điều trị, chăm sóc hoặc có nguy cơ nhiễm Covid-19.
- Sức khỏe1 ngày trướcCó nhiều cách để nuôi dưỡng gan, trong đó có liệu pháp ăn uống, tức là ăn nhiều thực phẩm bổ gan trong bữa ăn hàng ngày, ít ăn những thực phẩm có hại cho gan để gan được khỏe mạnh.