Hành động sai lầm của cha khi cho con ăn cơm khiến bé gái 4 tuổi phải phẫu thuật mắt

Hối hận vì đã không dành thời gian cho con khiến con phải rơi vào hoàn cảnh phẫu thuật mắt khi mới 4 tuổi. Ông bố trẻ khuyên các bậc cha mẹ "hãy chăm sóc con tốt hơn".

Hối hận vì đã không dành thời gian cho con khiến con phải rơi vào hoàn cảnh phẫu thuật mắt khi mới 4 tuổi. Ông bố trẻ khuyên các bậc cha mẹ "hãy chăm sóc con tốt hơn".

“Tôi thường nghe rất nhiều lời cảnh báo về tác hại khi dùng điện thoại, chơi điện tử quá nhiều nhưng tôi không bao giờ nghĩ điều này lại xảy đến với con gái tôi.” Đó chính là lời chia sẻ của một ông bố đăng tải trên Facebook cá nhân Dachar Nuysticker Chuayduang cảnh báo tới các bậc phụ huynh về cách nuôi dạy con hết sức sai lầm.

Hành động sai lầm của cha khi cho con ăn cơm khiến bé gái 4 tuổi phải phẫu thuật mắt-1

“Tôi đang nuôi dạy con cái bằng chiếc  điện thoại di động. Vì không có thời gian cho con và không muốn bị chúng làm phiền, tôi thường cho chúng xem điện thoại, nhất là khi ăn cơm để con không quậy phá. Thế nhưng tôi đã phải lĩnh hậu quả và vô cùng hối hận về việc làm của chính mình. Tại sao tôi không ngồi xuống và chơi với lũ trẻ chứ?

Con gái tôi đã gặp vấn đề mù mắt và phải trải qua phẫu thuật mắt khi mới 4 tuổi. Xin lỗi, khi tôi đã không thể chăm sóc tốt cho con gái. Tôi biết rất nhiều bậc phụ huynh cũng để cho con cái dành phần lớn thời gian với điện thoại, máy tính, và hậu quả sẽ đáng sợ hơn bạn nghĩ rất nhiều.

Hãy trở thành một người cha tốt, chăm sóc con cái của bạn.”

Hành động sai lầm của cha khi cho con ăn cơm khiến bé gái 4 tuổi phải phẫu thuật mắt-2

Đừng để trẻ nghiện di động

Jean Rangsri – bác sĩ Nhi khoa giải thích về sự nguy hiểm khi để trẻ nhỏ sớm tiếp xúc với công nghệ hiện đại như điện thoại, máy tính bảng. Những sản phẩm này giống như con dao 2 lưỡi dù chúng tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc nhiều hơn với thế giới, giao tiếp, học hỏi mọi thứ nhanh hơn nhưng cũng đồng thời gây ra nhiều hệ lụy nếu lạm dụng quá nhiều.

Nếu người lớn để con cái họ sử dụng điện thoại, máy tính bảng trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ.

Sức khỏe thể chất: Nhiều người lớn vì muốn dỗ trẻ ăn thường cho con xem điện thoai, điều này thực chất sẽ chỉ khiến trẻ ngày càng “chìm đắm” và ỷ lại vào các sản phẩm công nghệ. Chúng sẽ chỉ ăn khi bạn cho chúng sử dụng điện thoại.

Ngoài ra trẻ nhỏ sớm tiếp xúc dài với các thiết bị công nghệ sẽ tăng nguy cơ cận thị, mỏi mắt và ảnh hưởng đến tư thế ngồi do phải cúi người khi xem điện thoại.

Hành động sai lầm của cha khi cho con ăn cơm khiến bé gái 4 tuổi phải phẫu thuật mắt-3

Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng động vật đã tiếp xúc với sóng điện thoại từ lâu có nguy cơ phát triển các khối u não. Mặc dù dữ liệu trong nghiên cứu ở người không rõ ràng, nhưng đó là điều chúng ta nên cẩn thận.

Sức khỏe tâm thần: Trẻ em có thể gặp vấn đề sức khỏe tâm thần và thay đổi hành vi, chẳng hạn như trầm cảm. Ngoài ra, còn có thể có dấu hiệu bạo lực, dễ bị kích động nếu cha mẹ không cho phép sử dungj điện thoại.

Lạm dụng điện thoại, máy tính quá nhiều sẽ khiến trẻ hỏng các kỹ năng kiềm chế cảm xúc, suy nghĩ. Nó cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ADHD và chứng tự kỷ ở trẻ.

Ngoài ra, nếu trẻ em đang sử dụng điện thoại di động và máy tính bảng quá lâu trong một thời gian, cơ hội để phát triển kỹ năng cơ bản chẳng hạn như tính tự lập, tự suy nghĩ, đọc, viết và kỹ năng xã hội. Điều này là rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ trong tương lai.

Bác sĩ sức khỏe tâm thần của trẻ em và vị thành niên ở Thái Lan khuyến cáo rằng cha mẹ nên giới hạn việc sử dụng các thiết bị này. Trẻ em dưới 3 tuổi không nên cho sử dụng tất cả các thiết bị điện tử. Trẻ em dưới 6 tuổi không nên sử dụng các thiết bị này một mình, trẻ em 6-12 tuổi nên sử dụng đồ công nghệ dưới sự giám sát của cha mẹ. Và trẻ em dưới 13 tuổi không nên sử dụng các trang mạng xã hội một cách nghiêm túc.

Ngoài ra, trẻ em không nên dùng điện thoại nhiều  hơn 1 tiếng vào các ngày trong tuần và 2 tiếng vào các ngày lễ.

Theo Khám phá


phẫu thuật mắt

Nghiện điện thoại

chăm sóc con

gây hại cho sức khỏe


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.