Hiện tượng đông đặc phổi của nam sinh 22 tuổi bị Covid-19 có nguy hiểm không?

Theo BV Bệnh Nhiệt đới TP HCM kết quả giải mã trình tự gen của nam sinh 22 tuổi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới cho thấy, bệnh nhân nhiễm biến chủng Ấn Độ, bệnh nhân bị đông đặc phổi.

Hiện bệnh nhân cùng người anh trai đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới trong tình trạng rất nặng, phải thở máy, ECMO, lọc máu… tiên lượng của người bệnh chưa nói trước được điều gì. 

Các bác sĩ vẫn theo dõi tình trạng đông đặc phổi của bệnh nhân được đánh giá tình trạng giống hệt bệnh nhân Covid-19 số 91 năm 2020 (bệnh nhân phi công người Anh).

Nam sinh viên 22 tuổi không có bệnh lý nền nhưng cơ địa béo phì đang đối mặt với bão cytokine, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển. 

Trong quá trình điều trị, hệ miễn dịch của người này đã phản ứng quá mức khi bị virus tấn công làm sản sinh ra chất cytokine chống lại chính cơ thể, gọi là "cơn bão" cytokine, đặc biệt chất này tấn công mạnh vào phổi gây tổn thương phổi rất nặng nề.

GS Nguyễn Gia Bình- Tổ trưởng tổ điều trị ca Covid-19 nặng cho biết 80% bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam ở tình trạng nhẹ, không triệu chứng. 20% còn lại là những người tiên lượng nặng. Trong đó, 5% bệnh nhân rất nặng, phải thở máy, ECMO.

Đông đặc phổi ở bệnh nhân Covid-19 xảy ra ở những ca bệnh có diễn tiến nặng. Ở Việt Nam ghi nhận hiện tượng này ở bệnh nhân số 91 và bệnh nhân BN1536. 

Hội chứng phổi đặc là một bệnh lý diễn ra ở hai bên thùy phổi, khi mà bên trong các phế nang thay vì là khoảng không gian dành cho không khí chứa oxy nuôi sống các tế bào cơ thể thì lại là những dịch tiết, các xung huyết của các phế nang xuất ra.

Hiện tượng đông đặc phổi của nam sinh 22 tuổi bị Covid-19 có nguy hiểm không?-1

Bình thường nhu mô phổi xốp. Trong một số trường hợp bệnh lý, tỉ trọng của nhu mô phổi tăng lên ở một vùng lớn hoặc nhỏ. Hiện tượng này, khi được thể hiện đầy đủ trên lâm sàng gọi là hội chứng đông đặc.

Khi nhu mô phổi bị viêm, các phế nang vùng tổn thương xung huyết chứa đầy tiết dịch, trở nên đặc và có tỷ trọng cao hơn bình thường. 

Nếu ta cắt một mảnh phổi bị viêm phổi thùy, bỏ vào cốc nước, sẽ thấy nó chìm xuống đáy cốc chứ không nổi trên mặt nước như phổi không đông đặc. 

Điều trị đông đặc phổi chủ yếu là dùng kháng sinh để ngăn cản sự phát triển và lan rộng của các virus vi khuẩn trong phổi. 

Bệnh nhân mắc Covid-19 qua các báo cáo, nghiên cứu, khám nghiệm tử thi đều thấy bệnh nhân có biểu hiện của đông đặc phổi cấp và tử vong vì suy hô hấp cấp. Đây được xem là "sát thủ" của bệnh nhân Covid-19.

Điều mà các chuyên gia điều trị Covid-19 sợ nhất đó là tình trạng bội nhiễm. Khi nằm điều trị quá lâu nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn đặc biệt là các vi khuẩn kháng thuốc sẽ tăng lên rất nhiều. 

Nhiều bệnh nhân dù âm tính với SARS-COV-2 nhưng lại dương tính với các trực khuẩn, vi khuẩn khác khiến công tác điều trị sẽ vất vả hơn.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doanhnghieptiepthi.vn/hien-tuong-dong-dac-phoi-cua-nam-sinh-22-tuoi-bi-covid-19-co-nguy-hiem-khong-161210406135328332.htm

Covid-19 Long An

Covid-19


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.