- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
[Infographic] Đây là cách virus Covid-19 tàn phá cơ thể người
Về cơ bản, phổi của bệnh nhân sẽ cứng lại, ngập dịch và họ không còn thở được.
Covid-19 - căn bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus corona mới gây ra đặc trưng bằng những triệu chứng chẳng khác gì cảm cúm. Một người khỏe mạnh sẽ nhiễm virus sau khi hít phải các giọt bắn từ người bệnh ho hoặc hắt hơi.
Sau đó, quá trình ủ bệnh âm thầm bắt đầu khi virus âm lên trong đường hô hấp. Các triệu chứng xuất hiện sau đó bao gồm ho, sốt, khó thở, đau đầu, sổ mũi. Nhưng chính xác thì bằng cách nào Covid-19 có thể tiến triển, để đặt một người chỉ đang sổ mũi vào máy thở và đôi khi giết chết họ?
Đối với hầu hết bệnh nhân, virus corona bắt đầu lây nhiễm và gây ra những tổn hại nặng nề nhất bên trong hai lá phổi của họ. Bởi suy cho cùng cũng giống như cúm, Covid-19 là một bệnh đường hô hấp.
Virus được hít vào từ những giọt bắn của một người bị bệnh, khi họ ho hoặc hắt hơi. Từ đó, nó sẽ xâm nhập đường hô hấp của một người khỏe mạnh và tìm đến phổi. Ở phổi, Covid-19 mới tìm thấy tế bào mục tiêu của chúng.
Giống với virus SARS trước đây, Covid-19 có các protein dạng gai để liên kết với thụ thể ACE2. Mà thụ thể này chỉ có trong các tế bào phổi và tim của con người. Nhưng cả hai chủng virus này đều buông tha trái tim, vì một lý do nào đó các nhà khoa học cũng chưa thể biết.
*Tham khảo bài viết của Bác sĩ Trần Văn Phúc, bệnh viện Saint Paul: Hiểu đúng về họ virus corona để không hoảng loạn. Để cập nhật tình hình dịch bệnh Covid-19 (virus corona mới) nhấn vào đây.
Matthew B. Frieman, một phó giáo sư tại Đại học Maryland - người chuyên nghiên cứu các chủng virus corona có độc tính cao cho biết: Về cơ bản, Covid-19 sẽ làm những gì tương tự virus SARS đã làm. Nó sẽ gây bệnh theo 3 giai đoạn: nhân lên, kích thích phản ứng miễn dịch quá mức và cuối cùng săn phẳng lá phổi của người bệnh.
Mặc dù vậy, không phải tất cả bệnh nhân nhiễm virus corona đều kết thúc bằng một lá phổi mục ruỗng. Thống kê trước đây cho thấy chỉ có 25% bệnh nhân nhiễm SARS bị suy hô hấp nặng. Tương tự, dữ liệu mới cho thấy khoảng 82% các ca nhiễm Covid-19 chỉ biểu hiện các triệu chứng nhẹ.
Nhưng trong trường hợp một ca bệnh nghiêm trọng thì sao? Virus corona sẽ nhanh chóng xâm chiếm được các tế bào phổi của con người thông qua những chiếc "cổng quẹt thẻ" ACE2. Những tế bào phổi có hai loại: những tế bào tạo ra chất nhầy và những tế bào có dạng lông gọi là vi mao.
Chất nhầy là một thành phần thiết yếu bên trong phổi, nó bảo vệ mô phổi khỏi những mầm bệnh và đảm bảo cho cơ quan hô hấp của bạn không bị khô. Các tế bào vi mao được nhúng trong chất nhầy, chúng chuyển động liên tục để dọn sạch các mảnh vụn lạ được hít vào theo đường không khí, chẳng hạn như phấn hoa hoặc virus.
Frieman giải thích rằng SARS rất thích lây nhiễm và phá hủy những tế vào vi mao này. Virus chèn RNA của nó vào DNA của tế bào phổi và chiếm quyền kiểm soát nó. Ở đây, nó sẽ lợi dụng cỗ máy sản xuất protein và vật chất di truyền của tế bào vi mao để tự tổng hợp và nhân lên hàng ngàn lần.
Khi tế bào phổi đã chứa quá nhiều virus, nó đơn giản là bị nổ tung, giải phóng hàng chục ngàn con virus để chúng tiếp tục đi lây nhiễm các tế bào mới. Phản ứng dây chuyền diễn ra khiến lớp vi mao trong phổi người bệnh bị bong tróc.
Người bệnh sẽ ho ra chúng, cùng với chất nhầy, các mảnh vụn, bụi bẩn và cả hàng triệu virus Covid-19 vừa được nhân lên nhưng chưa kịp chui vào các tế bào phổi mới. Điều này gây ra một loạt các triệu chứng bao gồm sốt, ho, khó thở và viêm phổi.
Giai đoạn một kết thúc khi quá trình viêm bắt đầu hình thành. Lúc này, giai đoạn hai được bắt đầu khi hệ thống miễn dịch phát hiện ra tổn thương trong phổi gây ra bởi những con virus ngoại lai. Nó bắt đầu huy động một đội quân tế bào miễn dịch tràn vào phổi nhằm tiêu diệt virus và sửa chữa những mô bị tổn thương.
Nếu người bệnh nhiễm Covid-19 có một hệ miễn dịch tốt, các tế bào sẽ làm đúng trách nhiệm của mình. Chúng chỉ tấn công virus và đóng quân ở những vùng phổi bị tổn thương. Các thiệt hại nhanh chóng được khắc phục và người nhiễm virus sẽ tự khỏi bệnh.
Tuy nhiên, với những người có hệ miễn dịch đã bị trục trặc, đội quân tế bào của họ đơn giản là bị mất kiểm soát toàn bộ. Chúng sẽ chỉ tràn vào phổi và tiêu diệt bất kỳ một thứ gì trên đường đi của mình, cả các virus, cả các tế bào phổi còn đang khỏe mạnh.
Vì vậy, người bệnh lúc này sẽ phải chịu thiệt hại kép từ phản ứng miễn dịch của mình. Phổi sẽ càng bị tổn thương nhiều hơn, với nhiều mảnh vụn hơn, gây tắc nghẽn và làm trầm trọng tình trạng viêm.
Ảnh chụp cắt lớp CT một lá phổi của bệnh nhân Covid-19 thể hiện các tổn thương ở hai thùy.
Trong giai đoạn thứ ba, tổn thương phổi tiếp tục tiến triển có thể dẫn đến suy hô hấp. Quy mô của cuộc tấn công lớn đến nỗi ngay cả khi bệnh nhân may mắn sống sót, các tổn thương này ở phổi cũng sẽ trở thành những vết sẹo vĩnh viễn.
Giống như SARS trước đây, Covid-19 có thể đục ruỗng phổi, để lại một lá phổi thủng lỗ chỗ giống như tổ ong. Các tổn thương này có thể được nhìn thấy trên phim chụp X-quang của bệnh nhân, hai lá phổi đơn giản là trắng xóa.
Lá phổi sẽ tự bảo vệ nó bằng cách hình thành những vết sẹo và cứng lại. Đây là lúc bệnh nhân không thể tự hô hấp được nữa, các bác sĩ phải đặt máy thở cho họ. Cùng lúc đó, tình trạng viêm sẽ làm cho màng giữa các phế nang và mạch máu trở nên thẩm thấu hơn, gây tràn dịch và hạn chế khả năng hấp thụ oxy của phổi.
"Trong các trường hợp nghiêm trọng, về cơ bản bạn sẽ làm ngập phổi của mình và không còn có thể thở", Frieman nói. Đó chính là cách mà Covid-19 giết chết bệnh nhân, cũng chính là những vật chủ của mình.
Theo Trí Thức Trẻ
-
Sức khỏe3 giờ trướcĐi bộ là thói quen giúp bạn trẻ trung, khoẻ mạnh, còn khi đi bộ nhanh sẽ nhân đôi lợi ích này, dưới đây là hướng dẫn cách đi bộ nhanh giúp bạn sống lâu hơn.
-
Sức khỏe3 giờ trướcSốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, trung gian truyền bệnh là muỗi vằn, dưới đây là một vài cách phòng bệnh sốt xuất huyết đơn giản, hiệu quả.
-
Sức khỏe8 giờ trướcVận động có thể giúp người già linh hoạt tay chân và rèn luyện sức khỏe, nhưng có một số kiểu vận động không phù hợp với người sau 60 tuổi.
-
Sức khỏe11 giờ trướcNhiều thực phẩm có tác dụng cải thiện chức năng sinh lý của nam giới nếu biết cách chế biến, ăn đủ trong thời gian nhất định.
-
Sức khỏe12 giờ trướcKhác với vẻ bề ngoài đáng sợ, thực phẩm này với hàm lượng dinh dưỡng phong phú và đa dạng, sẽ mang đến những công dụng bất ngờ trong việc tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật và làm đẹp mà không phải ai cũng biết.
-
Sức khỏe13 giờ trướcTrứng là thực phẩm tốt được các chuyên gia khuyên nên ăn vào bữa sáng, vậy mỗi sáng nên ăn mấy quả trứng?
-
Sức khỏe15 giờ trướcGừng là loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt và việc ăn gừng cả vỏ có nhiều tác dụng cho sức khoẻ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt, vậy mỗi ngày ăn vài lát nghệ, cơ thể bạn sẽ thay đổi tích cực.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười phụ nữ 30 tuổi hút mỡ ở cơ sở tư nhân gặp biến chứng nặng nề, đau đớn suốt 3 tháng do người thực hiện không đúng kỹ thuật gây phá hủy hệ bạch huyết, tụ dịch, nhiễm khuẩn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNếu không cẩn thận, việc cạo gió có thể gây tổn thương cho da, làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn đến các biến chứng
-
Sức khỏe1 ngày trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMẫu bệnh phẩm của bé gái 11 tuổi ở Cao Bằng vừa được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khẳng định dương tính với bệnh bạch hầu
-
Sức khỏe2 ngày trướcTrung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ đánh giá cải xoong đứng đầu trong danh sách rau quả bổ dưỡng nhờ nhiều tác dụng với tim mạch, gan.