Không có thực phẩm nào ngừa được Ebola

Theo PGS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, các thông tin một số dược liệu, thực phẩm, ví dụ như tinh dầu tràm phòng ngừa hoặc điều trị Ebola là không chính xác.

Theo PGS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, các thông tin một số dược liệu, thực phẩm, ví dụ như tinh dầu tràm phòng ngừa hoặc điều trị Ebola là không chính xác.
 
Theo PGS Trần Đắc Phu cho đến thời điểm này dịch Ebola đã lưu hành ở 11 nước trên thế giới nhưng các nước này thuộc Châu Phi, chưa có quốc gia nào ở Châu Á có người mắc bệnh này. Tuy nhiên người dân rất hoang mang truyền nhau kinh nghiệm phòng bệnh.

Những mẹo đơn giản để phòng ngừa và đối phó với dịch Ebola (trong đó có dầu Tràm) do Facebooker Thư... chia sẻ hiện đang được cộng đồng mạng dành sự quan tâm đặc biệt.

Bộ Y tế diễn tập về dịch Ebola.

Theo chủ nhân kinh nghiệm này: "Không phải ngẫu nhiên mà nó được coi là “thuốc trị bách bệnh” của dân mình ngày xưa. Nó có khả năng diệt khuẩn, sát trùng vết thương, giảm đau, tránh cảm giải cảm… Mình giờ dùng nó như bùa rồi. Ngày nào cũng chấm dầu tràm khắp người cho con, ngâm chân với dầu tràm và muối. Dầu tràm và tinh dầu tràm trà (tea tree essential oil) có họ gần với nhau".

Theo PGS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, các thông tin một số dược liệu, thực phẩm, ví dụ như tinh dầu tràm phòng ngừa hoặc điều trị Ebola là không chính xác. Người dân cũng không nên quá tin vào những thông tin không chính thống.

Hiện nay, việc phòng ngừa vẫn là sử dụng các chất khử khuẩn thông thường để tiến hành vệ sinh cá nhân cũng như môi trường để tiêu diệt loại vi rút này như hóa chất khử trùng, rửa tay bằng xà phòng...

Nhiều người lo ngại dịch Ebola sẽ trở thành đại dịch như dịch HIV/AIDS, có người có biện pháp phòng ngừa Ebola như phòng ngừa lây nhiễm HIV, tuy nhiên PGS Phu lo ngại tốc độ lây lan và nguy cơ tử vong nhanh của Ebola còn cao hơn rất nhiều.

Dịch HIV có một giai đoạn người mang vi rút  không có triệu chứng thậm chí có những giai đoạn nhiễm vi rút mà chúng ta không xét nghiệm để phát hiện được (gọi là giai đoạn cửa sổ) và nó âm thầm lan truyền ra khắp thế giới. Nhưng Ebola khi nhiễm vi rút đều phát thành bệnh ngay và nó chỉ lây khi bắt đầu có triệu chứng và tỷ lệ tử vong rất cao, chết cũng rất nhanh.

Dịch Ebola bắt đầu xảy ra vào năm 1976 tại Sudan. Cái tên Ebola được lấy tên của con sông của Congo, nơi cũng có dịch bệnh này xảy ra. Từ đó đến nay, dịch bệnh Ebola đã xảy ra ở 11 quốc gia, nhưng tất cả các quốc gia này đều thuộc châu Phi, cũng có một số nhân viên làm công tác cứu trợ tại Tây Phi của Mỹ, Tây Ban Nha bị mắc bệnh.

Bệnh Ebola  hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu vẫn là điều trị triệu chứng và cấp cứu khi bệnh có diễn biến nặng. Đây chính là nguyên nhân dịch bùng phát trong thời gian vừa qua, và số trường hợp tử vong rất cao. WHO cho rằng tỷ lệ tử vong có thể lên đến 90%.

Ông Phu cho biết tại các nước châu Phi,  tốc độ lây lan nhanh do một số yếu tố: Ebola là bệnh không lây qua đường hô hấp, nhưng lây qua đường tiếp xúc gần, do người lành tiếp xúc với máu, dịch tiết của người bệnh, hoặc tiếp xúc với động vật mắc bệnh. Trong khi các nước ở Tây Phi lại có tập quán chăm sóc bệnh nhân tại nhà, không đưa người bệnh đến cơ sở y tế, thậm chí có nơi phải dùng cảnh sát và quân đội để ép buộc đưa đến cơ sở y tế.

Bên cạnh đó, họ cũng có tập quán mai táng người chết. Tập quán này cộng với việc không thực hiện biện pháp phòng hộ kĩ lưỡng có thể khiến những người đi mai táng có thể lây nhiễm.

Cơ sở y tế, điều kiện chăm sóc bệnh nhân tại châu Phi cũng rất yếu kém, về phương pháp cách ly, phòng hộ, chữa trị. Vừa qua, có hơn 200 nhân viên y tế bị nhiễm bệnh. Chính vì vậy, tại các nước này, WHO nhận định là vượt quá khả năng, nỗ lực trong công tác phòng chống dịch bệnh.

Tại Việt Nam, dù WHO đánh giá nguy cơ dịch vào nước ta thấp nhưng Bộ Y tế vẫn đưa ra các khuyến cáo phòng bệnh. Người dân chủ động vệ sinh, sát khuẩn bằng nước xà phòng thông thường để ngừa bệnh. Bộ Y tế cũng lên sẵn kế hoạch đối phó nếu dịch vào Việt Nam.

Bộ Y tế đang chỉ đạo tất cả các cơ sở Y tế, chuẩn bị các nhân lực, phương tiện, trang thiết bị để cấp cứu bệnh nhân nhưng cũng thực hiện biện pháp phòng chống. Nếu như có những bệnh nhân Ebola vào cơ sở y tế thì không để lây lan cho nhân viên y tế cũng như bệnh nhân khác, hoặc cộng đồng.

Về vấn đề điều trị, Bộ Y tế đã đưa ra những cơ sở, danh sách để thu dung, điều trị bệnh nhân. Trong thời điểm nếu như rất ít bệnh nhân, có thể vào một số những có sở đặc biệt, nơi có phương tiện cách ly tốt, kinh nghiệm điều trị.

Tại Hà Nội: Bệnh viện các bệnh nhiệt đới. Tại miền Trung: Bệnh viện Trung ương Huế; Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, Bệnh viện Khánh Hòa. Tại miền Nam: Bệnh viện các bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.

Theo Infonet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.