Không tiêm chủng bệnh ho gà, trẻ nguy kịch

Do không được tiêm chủng nên nhiều trẻ bị nhiễm ho gà dẫn đến tình trạng nguy hiểm. Các bác sĩ khuyến cáo chờ đợi vắc xin dịch vụ mà bỏ không tiêm phòng ho gà cho con có thể khiến trẻ nhiễm ho gà.

Do không được tiêm chủng nên nhiều trẻ bị nhiễm ho gà dẫn đến tình trạng nguy hiểm. Các bác sĩ khuyến cáo chờ đợi vắc xin dịch vụ mà bỏ không tiêm phòng ho gà cho con có thể khiến trẻ nhiễm ho gà.
 
Cháu Vũ Phan D. 2 tháng tuổi ở Hải Phòng nhập viện Nhi trung ương vì viêm hô hấp. Theo lời người nhà, cách đây 1 tháng, bé D. xuất hiện ho từng cơn rũ rượi, tiếng thở rít, sau cơn ho xuất hiện tím tái, thỉnh thoảng có cơn ngừng thở. Tại bệnh viện tỉnh, cháu được chẩn đoán viêm phế quản phổi và điều trị trong 10 ngày.

Tuy nhiên, bệnh tình không thuyên giảm, bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Qua thăm khám và chụp X quang phổi, các bác sĩ nhận thấy cháu có bội nhiễm viêm phế quản, xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng cao, xét nghiệm dịch mũi họng cho kết quả dương tính với vi rút ho gà. Gia đình cho biết cháu D. chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh này.
 

Trẻ điều trị trong khoa Hô hấp của Bệnh viện Nhi trung ương.

Bé gái Trần Phương L. (2 tuổi, Hà Nội) hiện đang điều trị tại khoa Điều trị tích cực cũng là một trường hợp biến chứng ho gà do không được tiêm vắc xin. Các bác sĩ cho biết, cháu L. khi nhập viện đã trong tình trạng nguy kịch: suy thở, suy tuần hoàn. Bé đã được điều trị bằng thở máy, hỗ trợ tim mạch, dùng thuốc kháng sinh phù hợp. May mắn, sau 5 ngày tình trạng bệnh nhi đã cải thiện rõ rệt: bé cai được máy thở, giảm các triệu chứng viêm phổi. Tuy trẻ vẫn còn ho nhưng cơn ho không dai dẳng, không gây tím tái.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Lê Hồng Hanh-Phó Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương, ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Ho gà diễn biến qua 3 giai đoạn:

+ Xuất tiết: kéo dài từ 1-2 tuần với triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên không rõ ràng như chảy mũi, ho nhẹ (phần nhiều là ho về đêm).

+ Kịch phát: Từ 1-2 tuần kế tiếp, các cháu bắt đầu ho nhiều, ho dài rồi tiến triển thành từng cơn ho sặc sụa. Những cơn ho này khiến trẻ mất sức, thể trạng mệt mỏi, biếng ăn dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.

+Hồi phục: trong giai đoạn này, các cơn ho của trẻ ngắn lại, số cơn ho giảm

“Vì trong thời gian đầu mắc bệnh, triệu chứng ho gà rất giống với những chứng bệnh cảm thông thường nên nhiều gia đình có tâm lý chủ quan tự mua thuốc về chữa cho con. Đến khi thấy trẻ ho nặng, bị tím tái mới đưa vào viện thì đã trong tình trạng nguy kịch vì suy hô hấp”- Tiến sĩ Lê Hồng Hanh chia sẻ.

Bệnh ho gà ở trẻ dễ dàng lây qua đường hô hấp, truyền từ người sang người qua những hạt nước bọt nhỏ văng ra khi bệnh nhân ho hoặc qua dịch mũi. Do vậy khi thấy trẻ bị ho gà, cần cách ly trẻ với những trẻ khác (kể cả trẻ đã được tiêm phòng) và đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ khám và điều trị ngay.

Hiện nay, tiêm vắc xin là cách phòng bệnh ho gà hiệu quả nhất. Đối với phụ nữ mang thai, tiêm phòng đầy đủ giúp bảo vệ thai nhi ngay từ thời kỳ bào thai. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, gia đình cần chú ý cho trẻ tiêm đầy đủ 3 mũi vắc xin 5 trong 1 phòng bệnh ho gà. Ngoài ra, cần tránh cho bé tiếp xúc với những đối tượng nghi ngờ mắc bệnh.

Theo Infonet


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.