Kiểm soát triệu chứng đau thắt ngực của bệnh động mạch vành

Trong quản lý điều trị bệnh động vành, có những giải pháp để phòng ngừa hoặc kiểm soát triệu chứng đau thắt ngực, qua đó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Trong quản lý điều trị bệnh động vành, có những giải pháp để phòng ngừa hoặc kiểm soát triệu chứng đau thắt ngực, qua đó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

 

Bệnh mạch vành gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh lý về tim mạch trên thế giới. Bệnh xảy ra khi các mảng xơ vữa bị tích tụ ở thành mạch, làm tắc nghẽn mạch máu đến nuôi tim, gây nên các triệu chứng đau tim, tức ngực. Bệnh có thể dẫn tới các biến cố tim mạch nặng nề như nhồi máu cơ tim cấp hay đột tử.

Kiểm soát triệu chứng đau thắt ngực của bệnh động mạch vành-1
 

Bên cạnh các nhân tố để đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bệnh động mạch vành như tình trạng tâm thần, dấu hiệu trầm cảm hoặc mức độ ủng hộ và thấu hiểu của xã hội, nhận thức của bản thân về bệnh thì triệu chứng đau thắt ngực là một trong những nhân tố quan trong nhất. Vì cơn đau thắt ngực có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào trên những bệnh nhân này gây hạn chế sinh hoạt, khả năng và năng suất lao động, qua đó làm giảm chất lượng cuộc sống của chính họ.

Trong quản lý điều trị bệnh động vành, có những giải pháp để phòng ngừa hoặc kiểm soát triệu chứng đau thắt ngực, qua đó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Những giải pháp có thể kể đến như dùng thuốc quản lý triệu chứng theo đơn bác sỹ, can thiệp mạch vành hay phẫu thuật.

Người bệnh thường được bác sỹ kê đơn các nitrates dạng tác dụng nhanh (dạng ngậm hoặc xịt dưới lưỡi) để kiểm soát triệu chứng nhanh chóng. Nếu được kê đơn thuốc trên, người bệnh nên luôn mang theo bên mình để sẵn sàng tự kiểm soát cơn đau thắt ngực trong mọi tình huống dù là đang di chuyển trên máy bay, tàu xe, đang đi du dịch hay ở tại nhà trước khi được đưa tới bệnh viện.

Việc hướng dẫn dùng thuốc trong tình huống khẩn cấp như trên là rất cần thiết nhằm bảo đảm an toàn cho người bệnh. Chẳng hạn, với dạng xịt dưới lưỡi, bệnh nhân cần ngồi ổn định, cầm lọ thuốc theo chiều thẳng đứng, xịt từ 5 - 7 nhát ra ngoài không khí (để chắc chắn vòi xịt thuốc được làm đầy với dung dịch thuốc).

Tiếp theo, bệnh nhân há miệng và để lọ thuốc gần nhất có thể, nhằm vào phía dưới lưỡi. Dùng ngón trỏ ấn mạnh nút lọ để bơm thuốc vào dưới lưỡi. Khi thuốc đã được đưa vào dưới lưỡi thì ngậm miệng lại ngay lập tức, lưu ý, bệnh nhân không được hít thuốc vào đường thở.

Nếu sau 5 phút cơn đau vẫn chưa cải thiện, có thể thực hiện tiếp quá trình này một lần nữa. Bệnh nhân chỉ nên dùng tối đa 3 nhát xịt trong vòng 15 phút, sau 3 lần xịt cơn đau không kết thúc, bệnh nhân cần nhờ người thân đưa đến cơ sở y tế để được trợ giúp.

Bệnh nhân hoặc người thân có thể truy cập vào website www.toiquantam.vn để xem các video hướng dẫn sử dụng thuốc nitrates dưới lưỡi của Hội Tim Mạch Học Việt Nam. Lưu ý rằng tất cả các thuốc điều trị bệnh tim mạch là thuốc phải kê đơn. Vì vậy việc dùng các thuốc thuốc này phải theo đúng chỉ định của Bác sỹ.

Để tìm hiểu thêm về bệnh động mạch vành, truy cập vào website của Hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam www.toiquantam.vn. Đây là chuyên trang giáo dục sức khỏe cộng đồng với đầy đủ các thông tin về cách phát hiện, phòng ngừa và thay đổi lối sống hợp lý để kiểm soát tốt hơn bệnh động mạch vành, cũng như hướng dẫn cách xử lý khi lên cơn đau thắt ngực cấp tại nhà.

(Nguồn Hội Tim mạch Học Việt Nam)


đau thắt ngực

động mạch vành


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.