Làm sạch cơ thể trước lúc sinh

Ngoài tắm rửa, bạn cần làm sạch một số bộ phận trước khi sinh?

Vệ sinh cơ thể trước khi vượt cạn là việc làm quan trọng. Nếu không vệ sinh kỹ, người mẹ cảm thấy không thoải mái và sức khỏe của bé có thể bị ảnh hưởng. Những hướng dẫn sau sẽ giúp cho các thai phụ biết mình nên làm những gì để cơ thể thoải mái, sạch sẽ trước khi đi sinh.

Làm sạch vùng kín

Khi sinh nở, cửa mình người mẹ là "cánh cửa" để bé ra đời. Do đó, việc làm sạch vùng kín trước lúc sinh là vô cùng quan trọng.

Theo các bác sĩ sản khoa, nhiễm nấm âm đạo rất thường gặp ở thai phụ. Nếu bị viêm nhiễm, thai phụ cần điều trị hết hẳn để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

(Ảnh minh họa)

Trường hợp không điều trị dứt, bệnh của mẹ có thể gây nguy cơ cho con bị tưa lưỡi sau sinh. Ngoài ra, một số bà mẹ thắc mắc có nên tự làm sạch lông ở vùng kín trước khi sinh hay không?

Để giải quyết thắc mắc này, bác sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, khoa Sinh 2, bệnh viện Hùng Vương, cho biết :"Trước đây, bác sĩ thường khuyên sản phụ nên làm sạch những sợi lông ở vùng tam giác trước khi sinh để tránh viếm nhiễm. Thế nhưng, nhiều nghiên cứu y khoa đã chứng minh việc để nguyên hiện trạng hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì. Trừ một số trường hợp lông quá dày và dài, thai phụ nên cắt tỉa bớt chứ không cần cạo sạch. Việc cạo sạch có thể khiến bà mẹ khó chịu và ngứa ngáy khi những sợi lông mọc trở lại".

Làm sạch nhũ hoa

Các bà mẹ thường được khuyên nên cho con bú trong vòng một giờ sau khi sinh. Thế nhưng, nhiều sản phụ không thể cho con bú vì sữa không tiết ra được trong khi bầu ngực căng cứng.

Một phần nguyên nhân là do người mẹ không vệ sinh đầu nhũ hoa thường xuyên nên sữa non và chất bẩn tạo thành mảng bám trên đầu nhũ hoa, làm sữa không tiết ra được. Do đó, thai phụ rất cần năng làm sạch nhũ hoa mỗi khi tắm để tránh tình trạng tắc tuyến sữa sau khi sinh. Bạn nên sử dụng bông tắm mềm để chà nhẹ nhàng hai bên nhũ hoa, tránh chà mạnh bằng đầu móng tay vì có thể làm tổn thương đầu nhũ hoa.

Cơ thể thoải mái, mái tóc gọn gàng

Vào mùa hè, thai phụ cảm thấy bức bối và khó ngủ vì cơ thể tiết mồ hôi nhiều. Bạn nên tắm rửa mỗi ngày và mặt trang phục thoáng, hút mồ hôi.

Với mái tóc, bạn cần gội đầu sạch sẽ. Cắt tóc ngắn để không vướng víu khi vượt cạn là việc làm rất tốt. Nếu vẫn muốn giữ mái tóc dài, bạn cần kẹp tóc gọn gàng. Khi bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ, bạn nên tắm rửa sạch sẽ trước khi đến bệnh viện.

Ngoài ra, bạn nhớ đem theo vài bộ quần áo bằng vải hút mồ hôi và rộng rãi trong hành lý đến bệnh viện. Bạn cũng đừng quên chuẩn bị thêm một số khăn sạch để lau mồ hôi khi sinh.

Cắt móng tay và chân

Bàn tay người mẹ luôn tiếp xúc trực tiếp với da của trẻ, nhất là khi bế, cho con bú. Móng tay dài, cáu bẩn là nơi chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh cho trẻ, nhất là bệnh về đường ruột. Hơn nữa, làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng và dễ bị tổn thương. Móng tay của mẹ dài có thể làm trầy xước da bé bất kỳ lúc nào. Do đó, người mẹ nên cắt móng tay, móng chân và bôi sạch màu sơn trên móng.

Một số trường hợp sản phụ kiêng cắt móng tay, kiêng nhúng tay vào nước trong mấy tuần liền sau sinh. Đây là những quan niệm sai lầm. Tốt nhất, người mẹ nên rửa tay và dùng khăn sạch vệ sinh bầu sữa trước khi bế hoặc cho trẻ bú.

Theo



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.