- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Loại nước là "thần dược" cho giấc ngủ, giúp hạ đường huyết, tiêu hóa khỏe, đánh bay cholesterol: Sẵn ở Việt Nam
Loại nước này được biết đến với khả năng cải thiện chất lượng giấc ngủ, kiểm soát đường huyết và huyết áp cũng như ngăn ngừa một số loại ung thư.
Hoa cúc phơi khô làm trà thảo mộc đã được sử dụng từ trước đây nhiều thế kỷ, hiện nay vẫn được ưa chuộng bởi hương thơm đặc trưng, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Theo Đông y, hoa cúc vị ngọt, cay, vào 3 kinh phế, can, thận; có tác dụng dưỡng âm, ích can, tán phong thấp, thanh đầu mục, giáng hoả.
Theo các nghiên cứu y học hiện đại, trà hoa cúc chứa nhiều chát chống oxy hóa, không chứa caffeine, có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính như bệnh tim và ung thư, có đặc tính hỗ trợ tiêu hóa và giấc ngủ ngon. Dưới đây là những công dụng cụ thể của trà hoa cúc:
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Hoa cúc chứa chất chống oxy hóa apigenin có khả năng liên kết với một số thụ thể trong não, giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh và dễ dàng hơn, giảm chứng mất ngủ.
Một nghiên cứu nhận thấy những người sử dụng trà hoa cúc 2 lần/ngày trong liên tiếp 28 ngày có thể giảm 1/3 thời gian thức giấc vào ban đêm và ngủ nhanh hơn 15 phút so với người không uống.
Nghiên cứu khác ở phụ nữ sau sinh kết luận nhóm uống trà hoa cúc trong 2 tuần có chất lượng giấc ngủ tốt hơn, ít triệu chứng trầm cảm hơn so với nhóm không sử dụng.
Kiểm soát đường huyết
Hoa cúc có đặc tính chống viêm, giảm căng thẳng oxy hóa, ngăn ngừa tổn thương tế bào tuyến tụy khi lượng đường trong máu tăng cao. Trà hoa cúc có thể giảm lượng đường trong máu lúc đói và ngăn ngừa đường huyết tăng đột biến sau khi ăn.
Một nghiên cứu ở người mắc bệnh tiểu đường cho thấy những người uống trà hoa cúc hàng ngày trong bữa ăn khoảng 8 tuần có lượng đường trong máu trung bình thấp hơn đáng kể so với người chỉ uống nước lọc.
Người muốn kiểm soát đường huyết nên sử dụng loại trà này như một đồ uống bổ sung tốt cho sức khỏe, không thể thay thế thuốc trị tiểu đường.
Tăng cường sức khỏe tiêu hóa
Một bài đánh giá năm 2022 trên tạp chí Life nêu lên các công dụng của trà hoa cúc với sức khỏe tiêu hóa nhờ khả năng chống viêm, bao gồm: giảm buồn nôn, đầy hơi, làm dịu các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, giảm viêm, chống co thắt, giảm co thắt dạ dày gây tiêu chảy…
Uống trà hoa cúc sau bữa ăn nhiều đạm thực vật, dầu mỡ cũng có thể hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
Bổ tim mạch
Trà hoa cúc chứa nhiều chất chống aoxy hóa flavones, được chứng minh khả năng làm giảm huyết áp và mức cholesterol. Nghiên cứu cho thấy uống loại trà này cải thiện đáng kể lượng cholesterol, chất béo trung tính từ đó cải thiện sức khỏe tim mạch.
Ngăn ngừa ung thư
Các chất chống oxy hóa trong hoa cúc có liên quan đến khả năng giảm tỷ lệ mắc một số loại ung thư: ung thư vú, ung thư đường tiêu hóa, da, tuyến tiền liệt, tử cung,…
Tăng cường hệ miễn dịch
Trà hoa cúc được sử dụng phổ biến để ngăn ngừa và điều trị cảm lạnh, làm dịu cơn đau họng.
Ngoài những công dụng kể trên, trà hoa cúc có thể cải thiện các triệu chứng trầm cảm, giảm đau bụng trong kỳ kinh nguyết, cải thiện tình trạng viêm loét miệng, suy giảm thị lực…
Lưu ý khi sử dụng trà hoa cúc
Liều lượng phù hợp để sử dụng mỗi ngày là 10-15g hoa cúc. Trà hoa cúc nên uống nóng, ấm và không để qua đêm khiến giá trị dinh dưỡng giảm đi. Nên uống trà hoa cúc sau bữa ăn 30 phút hoặc 1-2 tiếng trước khi đi ngủ để tránh thức giấc giữa đêm.
Không nên sử dụng liên tục trà hoa cúc trong thời gian dài, dễ khiến cơ thể tích tụ khí hàn, ảnh hưởng đến sức khỏe của lá lách và dạ dày, dẫn đến tiêu chảy. Người có tiền sử dị ứng, đang mang thai, trẻ nhỏ, huyết áp thấp không nên sử dụng trà hoa cúc. Loại trà này có thể tương tác với thuốc làm loãng máu, vậy nên cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu đang điều trị bệnh.
Theo Đời sống pháp luật
-
Sức khỏe2 giờ trướcĐi bộ là thói quen giúp bạn trẻ trung, khoẻ mạnh, còn khi đi bộ nhanh sẽ nhân đôi lợi ích này, dưới đây là hướng dẫn cách đi bộ nhanh giúp bạn sống lâu hơn.
-
Sức khỏe3 giờ trướcSốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, trung gian truyền bệnh là muỗi vằn, dưới đây là một vài cách phòng bệnh sốt xuất huyết đơn giản, hiệu quả.
-
Sức khỏe7 giờ trướcVận động có thể giúp người già linh hoạt tay chân và rèn luyện sức khỏe, nhưng có một số kiểu vận động không phù hợp với người sau 60 tuổi.
-
Sức khỏe10 giờ trướcNhiều thực phẩm có tác dụng cải thiện chức năng sinh lý của nam giới nếu biết cách chế biến, ăn đủ trong thời gian nhất định.
-
Sức khỏe12 giờ trướcKhác với vẻ bề ngoài đáng sợ, thực phẩm này với hàm lượng dinh dưỡng phong phú và đa dạng, sẽ mang đến những công dụng bất ngờ trong việc tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật và làm đẹp mà không phải ai cũng biết.
-
Sức khỏe12 giờ trướcTrứng là thực phẩm tốt được các chuyên gia khuyên nên ăn vào bữa sáng, vậy mỗi sáng nên ăn mấy quả trứng?
-
Sức khỏe15 giờ trướcGừng là loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt và việc ăn gừng cả vỏ có nhiều tác dụng cho sức khoẻ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt, vậy mỗi ngày ăn vài lát nghệ, cơ thể bạn sẽ thay đổi tích cực.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười phụ nữ 30 tuổi hút mỡ ở cơ sở tư nhân gặp biến chứng nặng nề, đau đớn suốt 3 tháng do người thực hiện không đúng kỹ thuật gây phá hủy hệ bạch huyết, tụ dịch, nhiễm khuẩn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNếu không cẩn thận, việc cạo gió có thể gây tổn thương cho da, làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn đến các biến chứng
-
Sức khỏe1 ngày trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMẫu bệnh phẩm của bé gái 11 tuổi ở Cao Bằng vừa được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khẳng định dương tính với bệnh bạch hầu
-
Sức khỏe2 ngày trướcTrung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ đánh giá cải xoong đứng đầu trong danh sách rau quả bổ dưỡng nhờ nhiều tác dụng với tim mạch, gan.