Bác sĩ: Lưu ý để phân biệt chuột rút với các bệnh lý nguy hiểm khác

Thông thường, chuột rút là lành tính, tự hết. Tuy nhiên, nếu chuột rút xảy ra trong lúc tắm hoặc khi điều khiển phương tiện, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Chuột rút là một hiện tượng khá thường gặp, là sự co rút đột ngột, ngắn, tự động và gây đau của 1 cơ hoặc 1 nhóm cơ. Các cơn chuột rút thường xảy ra ở người khỏe mạnh (thường là trung niên hoặc cao tuổi), phụ nữ có thai, trong thời gian nghỉ ngơi, đặc biệt là trong hoặc sau khi tập thể dục hoặc vào ban đêm.

Chuột rút có nguy hiểm không?

Các dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo cần nhập viện gồm:

Chuột rút tại chi trên hoặc cơ thân mình. Tăng phản xạ hoặc giảm phản xạ. Yếu cơ. Giật bó cơ. Dấu hiệu nghiện rượu.

Đau hoặc mất cảm giác trong khu vực chi phối của một dây thần kinh ngoại vi, một đám rối thần kinh hoặc một rễ thần kinh.

Cần phân biệt chuột rút với một số tình trạng bệnh lý phức tạp, nguy hiểm có biểu hiện gần tương tự như:

Cơn đau cách hồi: Là biểu hiện của bệnh động mạch ngoại biên (thiếu máu động mạch chi), cảm giác đau nhức, khó chịu, mệt mỏi ở chân xảy ra khi đi bộ và sẽ thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Lâu ngày, cơn đau xuất hiện cả khi nghỉ ngơi, phản ánh thiếu máu chi nặng, có thể gây vết loét ở ngón chân, gót chân, bàn chân, nặng hơn, có thể gây hoại tử chi. Chẩn đoán phân biệt dựa vào siêu âm doppler động tĩnh mạch chi dưới.

 

Bác sĩ: Lưu ý để phân biệt chuột rút với các bệnh lý nguy hiểm khác-1

Loạn trương lực cơ: Biểu hiện có các cơn co thắt bất thường của các nhóm cơ tương phản trong cùng 1 bộ phận cơ thể, dẫn đến cơn co giật bất thường như giật, xoắn, co thắt liên tục, biểu hiện như run, múa vờn…

Cơn Tetany: có thể gây co thắt cơ, nhưng cơn co thắt thường kéo dài hơn (thường kèm những cơn co xoắn cơ ngắn), cơn thường xuất hiện cả 2 bên và lan tỏa, nhưng cũng có thể, chỉ xảy ra đơn độc ở khu vực khớp bàn tay, khớp bàn chân.

Các biện pháp phòng ngừa chuột rút bao gồm:

Không tập luyện ngay sau khi ăn.

Duỗi cơ nhẹ nhàng trước khi tập luyện hoặc trước khi đi ngủ.

Uống nhiều nước (1,5 đến 2 lít nước/ngày), đặc biệt là các đồ uống nhiều kali, sau khi tập luyện. Không dùng các chất kích thích như caffein, nicotin

Không hút thuốc lá kéo dãn hoặc làm ấm cơ trước khi tham gia thể thao hoặc tập luyện.

Tăng cường canxi hoặc kali vào cơ thể bằng cách uống sữa và các loại hoa quả như nước cam, chuối, bơ.

 

Theo Phụ Nữ Việt Nam

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuvietnam.vn/bac-si-luu-y-de-phan-biet-chuot-rut-voi-cac-benh-ly-nguy-hiem-khac-20230716132526137.htm

Chuột rút


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.