Mật ong có tốt hơn đường như nhiều người vẫn nghĩ? Câu trả lời có thể khiến bạn bất ngờ

Mật ong thường được cho là lành mạnh hơn đường, liệu điều này có đúng không?

Mật ong thường được cho là lành mạnh hơn đường, liệu điều này có đúng không?

Bạn đang muốn thỏa mãn hảo ngọt bằng cách nhâm nhi chiếc bánh ngọt không dùng đường, có thể bạn sẽ nghĩ ngay đến việc thay thế đường bằng mật ong hoặc xiro phong – nguyên liệu được cho là ngọt và lành mạnh hơn so với đường tinh luyện.

Nhưng thực tế, mật ong hay siro phong có thực sự tốt hơn đường như nhiều người nghĩ? Mời các bạn hãy theo dõi những thông tin dưới đây.

Mật ong và đường: Điểm giống và khác nhau

Mật ong và đường đều là carbohydates và có chứa 2 loại đường glucose và fructose. Cơ thể chúng ta phân hủy glucose và sử dụng nó làm nhiên liệu, bất cứ thứ gì không được phân hủy đều được dự trữ dưới dạng chất béo trong cơ thể.

Fructose tinh chế được chuyển hóa bởi gan có có liên quan đến các tình trạng sức khỏe như béo phì, bệnh gan nhiễm mỡ và bệnh tiểu đường. Cả fructose và glucose đều bị cơ thể phân hủy nhanh và có thể gây đột biến về lượng đường trong máu.

Mật ong có tốt hơn đường như nhiều người vẫn nghĩ? Câu trả lời có thể khiến bạn bất ngờ - Ảnh 1.

Tỷ lệ fructose và glucose trong đường và mật ong:

- Đường chứa 50% fructose và 50% glucose

- Mật ong chứa 40% fructose và 30% glucose

Ngoài ra mật ong còn chứa thêm nước, phấn hoa, khoáng chất bao gồm magie và kali.

Mật ong chứa các thành phần gồm nước, fructose và glucose với khoảng 20% đường, các sợi tinh bột (chất xơ) và flavonoid. Đó là lý do tại sao mật ong ngọt hơn đường dù bạn dùng với lượng ít hơn.

Mật ong chứa nhiều fructose hơn đường, từ đó đòi hỏi cơ thể chúng ta phải sử dụng nhiều năng lượng hơn (đốt cháy nhiều calo hơn) để chuyển hóa chúng thành glucose, biến chúng thành nguồn năng lượng sử dụng được.

Các yếu tố vi lượng của chất xơ và flavonoid cũng làm giàu thêm bảng danh sách chất dinh dưỡng của loại đồ ngọt này.

Mật ong và đường: Cái nào tốt hơn?

Việc tiêu thụ lượng calo thừa từ bất kỳ nguồn nào, dù là mật ong và đường đều gây ra những nguy cơ tương tự nhau cho cơ thể, bao gồm: tăng cân, tăng nguy cơ bệnh tật, tăng lượng đường trong máu và tăng nguy cơ sâu răng.

Mật ong cung cấp một số chất dinh dưỡng cho cơ thể không có trong đường, chẳng hạn như vitamin B, nhưng hàm lượng chất này rất nhỏ.

Mật ong có tốt hơn đường như nhiều người vẫn nghĩ? Câu trả lời có thể khiến bạn bất ngờ - Ảnh 2.

Bên cạnh đó, mật ong cũng là một sản phẩm của tự nhiên, nhưng đường cũng được tinh chế từ củ cải đường và mía, "tự nhiên" không phải lúc nào cũng tốt cho sức khỏe.

Thực tế, những nghiên cứu trên người về các tác động đối với sức khỏe của mật ong còn hạn chết.

Một số nghiên cứu cho thấy, mật ong có thể giúp giảm đau họng và ho, đặc biệt ở trẻ em, nhưng có rất ít bằng chứng khoa học cho thấy mật ong có tác dụng ngăn ngừa cảm lạnh hoặc các bệnh nhiễm trùng hô hấp, hoặc dị ứng khác.

Bên cạnh đó, xiro tinh khiết cây phong (chiết xuất từ cây phong) cũng là lựa chọn tốt hơn đường bới nó trải qua quá trình chế biến ít hơn đường tinh chế.

Loại xiro này cũng chứa chất chống oxy hóa và khoáng chất như kẽm, kali, có chỉ số đường huyết thấp hơn đường tinh luyện.

Tất cả các loại đường, tinh chế hoặc tự nhiên nên được tiêu thụ ở mức độ vừa phải. Tuy nhiên, mật ong và xiro phong ít nhất còn chứa thêm các giá trị dinh dưỡng khác, do vậy, dù vẫn được coi là chất làm ngọt nhưng chúng vẫn là sự lựa chọn tốt hơn từ góc độ sức khỏe.

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AIA) khuyến cáo, phụ nữ không nên tiêu thụ nhiều hơn 100 calo từ đường (khoảng 6 thìa cà phê) và nam giới không nên tiêu thụ nhiều hơn 150 calo mỗi ngày (9 muỗng cà phê).

Điều quan trọng là, mức độ giới hạn này bao gồm cả các loại đường thêm vào các thực phẩm chế biến và đóng gói sẵn, cũng như tất cả các loại đường, kể cả mật ong và xiro.

Theo Trí thức trẻ


Mật ong


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.