Nên ăn, uống gì để cứu lá phổi đã bị tổn thương và giảm nguy cơ ung thư phổi?

Lá phổi của chúng ta đang ngày ngày phải tiếp xúc với chất độc hại, dễ bị bệnh nguy hiểm như ung thư phổi. Và ta có cách nào để giảm nguy cơ cho mình?

Lá phổi của chúng ta đang ngày ngày phải tiếp xúc với chất độc hại, dễ bị bệnh nguy hiểm như ung thư phổi. Và ta có cách nào để giảm nguy cơ cho mình?

Ung thư phổi là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất, tỷ lệ tử vong cao với các dấu hiệu khó nhận biết cho đến khi bệnh đã tiến triển nặng.

Bệnh gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó quan trọng nhất là do thuốc lá - nguyên nhân này gây đến 90% các ca ung thư phổi - dù là hút thuốc lá chủ động hay bị động.

Vậy nên, việc làm đầu tiên cần thiết để cứu lá phổi của chúng ta là không tập hút thuốc, ngưng hút thuốc, chủ động hạn chế tiếp xúc với khói thuốc.

Cơ thể chúng ta sẽ bắt đầu tự hồi phục lại ngay sau khi ngừng hút thuốc; theo CDC, nhịp tim của chúng ta sẽ giảm trong vòng 20 phút sau điếu thuốc cuối cùng, chức năng phổi sẽ cải thiện sau 3 tháng bỏ thuốc, và nếu bỏ thuốc được 10 năm, nguy cơ ung thư phổi sẽ giảm chỉ còn nửa so với khi hút thuốc…

Trong lúc hai lá phổi cố gắng, bạn cũng hãy tích cực hỗ trợ bằng các loại thực phẩm thích hợp bao gồm:

Nên ăn, uống gì để cứu lá phổi đã bị tổn thương và giảm nguy cơ ung thư phổi? - Ảnh 1.
(Ảnh: Internet)

Rau và trái cây tươi

Theo kết quả nghiên cứu thực hiện với 452.187 đối tượng tham gia, chế độ ăn đa dạng rau và trái cây tươi có thể giảm nguy cơ ung thư phổi ở cả những người đang hút thuốc, vậy nên đây là điều thứ hai cần thiết mà ai cũng phải làm.

Và bạn nên ăn gì?

Các loại thực phẩm giàu kali như chuối, cam, khoai lang, cà rốt, các loại đậu…

Các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như ớt chuông, cải xoăn, cà rốt, nấm, nho, chanh, dưa dấu, các loại quả mọng...

Các loại thực phẩm giàu vitamin A cũng có thể giúp giảm nguy cơ bị các bệnh phổi như khí phế thũng, do đó hãy ăn nhiều đu đủ, xoài, dưa đỏ, cà rốt, cà chua, khoai lang, rau lá xanh thẫm...

Các loại thực phẩm giàu flavonoid

Flavonoid là các hợp chất thường gặp trong thực vật, có thể bảo vệ chúng ta trước bệnh ung thư phổi bằng cách ngăn chặn sự phát triển các tế bào ung thư và chống lại những tổn thương DNA do thuốc lá.

Có thể kể đến những loại thực phẩm giàu flavonoids catechin (dâu tây, trà xanh, trà đen…), epicatechin (trà, nho, cacao…), quercetin (đậu, hành, táo...) và kaempferol (cải brussels, táo…)

Gia vị:

Gừng - bạn có thể ăn sống hoặc hãm trà gừng để uống, thỉnh thoảng còn nên tắm với gừng để tăng tiết mồ hôi và thải độc khỏi cơ thể tốt hơn.

Trong những ngày không tắm nước gừng, bạn cũng nên tắm với nước ấm, nhỏ vài giọt tinh dầu khuynh diệp và hít thở hơi nước này để giúp thông xoang, chống nghẹt, giảm đau họng.

Các loại gia vị khác cũng có khả năng giúp thông đường thở, cải thiện hoạt động hô hấp, nên dùng hàng ngày còn có thể kể đến lá bạc hà, lá kinh giới oregano...

Các loại nước nên uống:

Trà xanh - đây là loại nước tốt cho sức khỏe nói chung, bao gồm cả việc loại bỏ những độc tố khỏi đường ruột và khỏi phổi;

Nước chanh - một cốc chanh ấm uống trước bữa sáng không chỉ giúp giảm cân mà còn bổ phổi, có lợi cho sức khỏe đường hô hấp trên. Thỉnh thoảng, thay vì nước chanh, bạn cũng có thể uống nước ép dứa hoặc nam việt quất;

Nước cà rốt - khoảng 300ml nước cà rốt uống vào tầm giữa bữa sáng với bữa trưa sẽ giúp tăng tính kiềm trong cơ thể, có lợi cho việc thanh lọc.

Ngoài ra, bạn đừng quên uống nhiều nước lọc trong ngày.

Nên ăn, uống gì để cứu lá phổi đã bị tổn thương và giảm nguy cơ ung thư phổi? - Ảnh 2.
Các hoạt động vừa phải nhưng đều đặn, các bài hít thở sâu và các loại thực phẩm lành mạnh là sự kết hợp bạn cần. (Ảnh: Internet)

Và trong giai đoạn thanh lọc này, hãy hạn chế các hoạt động mạnh khiến phổi phải hoạt động quá sức; thay vào đó nên tập yoga và tập hít thở sâu nửa tiếng mỗi ngày để đẩy tạp chất khỏi phổi.

Phổi là bộ phận cơ thể dễ bị bỏ qua trong khi thường phải tiếp xúc với không khí ô nhiễm, khói bụi, và ta ngày càng thấm thía hơn nếu sự lơ là này vẫn tiếp tục thì sẽ dẫn đến những hậu quả đáng ân hận thế nào.

Tuy rằng có những điều vượt quá sự kiểm soát của con người, trong đó bao gồm cả sức khỏe và tuổi thọ, nhưng nói thế không có nghĩa chúng ta bó tay phó mặc, nhất là khi sức khỏe và tuổi thọ cũng chịu ảnh hưởng khá nhiều từ những thói quen, hành động mỗi ngày của mỗi người.


Theo Trí Thức Trẻ

ngăn ngừa ung thư

Bệnh phổi

Ung thư phổi


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.