- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ngỡ ngàng với “đặc sản trường thọ” của người Nhật lại toàn bị bỏ đi ở Việt Nam
Dưa hấu là loại trái cây quen thuộc, được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon, mát ngọt và khả năng giải nhiệt tốt trong những ngày hè nóng bức. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, phần cùi trắng của dưa hấu cũng ẩn chứa nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua.
- Người trường thọ thường ngừng làm 4 việc này từ khi 60 tuổi để đẩy lùi bệnh tật, kéo dài tuổi thọ
- Cụ bà 110 tuổi gốc Nhật chia sẻ bí quyết trường thọ: Không phải tập thể dục, mà là kiên trì món ăn này mỗi ngày
- Việt Nam có 2 loại “cá trường thọ” tốt ngang nhân sâm, tổ yến: Ăn vào giúp bổ máu, dưỡng thận, hạ đường huyết hiệu quả
Cùi trắng của dưa hấu giúp tăng cường miễn dịch
Phần cùi trắng của dưa hấu có khả năng tăng cường hệ miễn dịch nhờ chứa hàm lượng vitamin C dồi dào. Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do, đồng thời kích thích sản xuất tế bào bạch cầu - những chiến binh bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, phần này còn chứa các chất dinh dưỡng khác như vitamin A, B6 và các khoáng chất như kali, magie, cũng góp phần hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.
Cùi dưa hấu có thể chế biến thành nhiều món ăn tốt cho sức khỏe. Ảnh: Istock
Điều hòa huyết áp, tốt cho tim mạch
Phần cùi trắng của dưa hấu chứa citrulline, chất này sau khi được hấp thụ sẽ chuyển hóa thành arginine trong cơ thể, từ đó tạo ra nitric oxide (NO). NO có tác dụng làm giãn mạch máu, giảm sức cản của dòng máu, giúp hạ huyết áp và cải thiện lưu thông máu.
Citrulline cũng có khả năng giúp giảm độ cứng của động mạch, một yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh tim mạch và đột quỵ. Một nghiên cứu khác trên Tạp chí Nutrients công bố vào năm 2010 cũng chỉ ra rằng việc bổ sung citrulline từ dưa hấu giúp giảm huyết áp tâm thu ở người thừa cân và béo phì.
Hỗ trợ điều trị viêm khớp
Hàm lượng beta-carotene và vitamin C cao trong phần cùi dưa hấu được chứng minh là có tác dụng chống viêm, giảm đau khớp. phần cùi trắng của dưa hấu cũng chứa lycopene – một chất chống oxy hóa giúp giảm viêm khớp và bảo vệ sụn khớp khỏi tổn thương do các gốc tự do gây ra. Các khoáng chất khác như kali và magie, giúp duy trì sức khỏe xương khớp và giảm nguy cơ loãng xương.
Tốt cho sức khỏe mắt
Cùi dưa hấu rất giàu vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ mắt khỏi tác hại của gốc tự do, giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Mặc dù không chứa trực tiếp vitamin A, cùi dưa hấu lại giàu beta-carotene, tiền chất của vitamin A. Vitamin A rất quan trọng cho thị lực, đặc biệt là trong điều kiện ánh sáng yếu.
Cùi dưa hấu giúp tăng cường sức khỏe mắt. Ảnh: Shutter Stock
Ngoài ra, lycopene trong phần cùi dưa hấu sẽ giúp bảo vệ mắt khỏi tác hại của tia UV và giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt liên quan đến tuổi tác. Hai chất chống oxy hóa khác là zeaxanthin và lutein có trong cùi dưa hấu với hàm lượng nhỏ nhưng cũng góp phần bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh có hại từ các thiết bị điện tử.
Hỗ trợ giảm cân, giải độc cơ thể
Cùi dưa hấu chứa rất ít calo, giúp bạn no lâu hơn mà không nạp quá nhiều năng lượng. Một số nghiên cứu cho thấy citrulline trong cùi dưa hấu có thể giúp tăng cường trao đổi chất và đốt cháy mỡ thừa. Phần này cũng có tác dụng lợi tiểu nhẹ, giúp tăng cường đào thải độc tố qua đường tiết niệu.
Những lợi ích tuyệt vời trên của phần cùi trắng dưa hấu có thể khiến nhiều người Việt bất ngờ. Thực tế, ở Nhật Bản, phần này lại thường được sử dụng để chế biến món ăn, từ nấu canh, xào tỏi, nộm, làm mứt. Nhiều siêu thị Nhật Bản thậm chí còn đóng gói vỏ kèm cùi dưa hấu để bày bán như một mặt hàng tiêu dùng hàng ngày.
Cách sơ chế vỏ và cùi dưa hấu cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần Gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài, giữ lại phần cùi trắng và rửa sạch với nước, thái thành sợi vừa ăn và đem dưới nắng để tăng độ giòn và bảo quản được lâu hơn. Cùi dưa hấu nấu kèm với các loại thịt rất hợp, giúp món ăn đỡ ngán.
Theo VOV
-
Sức khỏe7 giờ trướcNhiều người tin rằng nốt ruồi trên cơ thể có thể mang lại may mắn và tài lộc. Tuy nhiên, không phải nốt ruồi nào cũng tốt, thậm chí có thể gây hại cho sức khỏe.
-
Sức khỏe7 giờ trướcNgười phụ nữ 50 tuổi ở Đài Loan, Trung Quốc nhập viện cấp cứu trong tình trạng tức ngực, khó thở. Bác sĩ chẩn đoán cô bị suy thận, tim lão hóa như người 80 tuổi.
-
Sức khỏe11 giờ trướcNgày 20/2, đại diện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết, thời gian gần đây, Khoa Vi rút - Ký sinh trùng đã tiếp nhận và điều trị nhiều bệnh nhân mắc áp xe gan do nhiễm ký sinh trùng.
-
Sức khỏe11 giờ trướcNăm 2023, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ công bố danh sách 41 loại rau củ tốt nhất thế giới. Trong danh sách này có nhiều loại rau quen thuộc với người Việt.
-
Sức khỏe11 giờ trướcHúng quế, hay còn gọi là rau quế, là một loại rau thơm phổ biến trong ẩm thực Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Không chỉ là một loại gia vị tạo hương vị đặc trưng cho món ăn, húng quế còn là một vị thuốc quý với nhiều lợi ích sức khỏe đã được chứng minh.
-
Sức khỏe12 giờ trướcBạn mở tủ lạnh mọi lúc vì đói, buồn chán hoặc đơn giản là vì cần tìm thứ gì đó để nấu cho bữa tối. Mặc dù có đồ ăn dự trữ bất cứ khi nào bạn cần là điều tuyệt vời, nhưng cũng có những nguy hiểm rình rập trong thiết bị gia đình quen thuộc này.
-
Sức khỏe15 giờ trướcChủ động bảo vệ gan là điều cần thiết nhưng nhiều người bỏ qua, việc bổ sung các loại rau tốt cho gan là vô cùng quan trọng.
-
Sức khỏe15 giờ trướcNhận được món quà từ người yêu nhân dịp Valentine, N.A. đã sử dụng và nổi mẩn, nóng rát dữ dội khắp mặt, cổ nên phải đi gặp bác sĩ.
-
Sức khỏe16 giờ trướcViệc tiêu thụ thực phẩm nhiễm vi nhựa ngày càng trở thành mối quan tâm lớn của cộng đồng.
-
Sức khỏe18 giờ trướcNhiều người liều lĩnh mua filler, botox về nhà tự tiêm để làm đẹp dù không có chuyên môn trong lĩnh vực này dẫn đến phải nhập viện vì biến chứng nguy hiểm.
-
Sức khỏe18 giờ trướcĐôi khi, những khó chịu nhỏ nhặt nhưng dai dẳng lại đang che giấu nhiều căn bệnh quái ác, nguy hiểm tính mạng. Tiếc là rất nhiều người chủ quan!
-
Sức khỏe18 giờ trướcBác sĩ Ngô Minh Phong đột ngột qua đời ở tuổi 62 sau cơn nhồi máu cơ tim, một biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm.
-
Sức khỏe1 ngày trướcGan là cơ quan chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi rượu. Dù chỉ uống xã giao hay lỡ chén vào ngày nghỉ, rượu vẫn gây hại cho gan.