Người phụ nữ bị gãy xương sau khi đi bẻ khớp

Sau 2 buổi bấm huyệt, bẻ khớp, cột sống tại một phòng khám bên ngoài, người phụ nữ không vận động, không đi lại được do đau kèm khó thở.

Ngày 15-5, bác sĩ Calvin Q Trịnh, Trưởng Trung tâm Hiệu chỉnh cơ xương khớp, Bệnh viện 1A (TP HCM) cho biết tại đơn vị mới tiếp nhận bệnh nhân P.K.A (50 tuổi) bị gãy xương sau khi bẻ khớp.

Khai thác bệnh sử, bà A. cho biết trước đó cảm thấy mỏi và đau lưng nên đi bấm huyệt và bẻ khớp tại phòng khám trên địa bàn quận Thủ Đức. Sau đó, bệnh nhân thấy đau nhói ở vùng thắt lưng phải. Tuy nhiên, người thực hiện nói không sao và vẫn tiếp tục các thao tác bẻ khớp vào hôm sau.

Sau 2 buổi trị liệu, bệnh nhân không thể vận động, không đi lại được, khó thở nên đến Bệnh viện 1A thăm khám.

Người phụ nữ bị gãy xương sau khi đi bẻ khớp-1
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân

Theo bác sĩ Trịnh, bệnh nhân đến trong tình trạng đau, ngồi ngửa, đi có 2 người dìu 2 bên, không ngồi dậy được. Qua khám nhanh, bác sĩ ghi nhận bệnh nhân đau vùng thắt lưng phải gần cột sống, có điểm đau nhói giật nảy người ở các xương sườn cuối 11-12 gần cột sống, viêm sưng nhẹ.

Các bác sĩ đã nhanh chóng xử trí laser giảm đau, thuốc giảm đau tại chỗ. Sau xử trí 15 phút, bệnh nhân đã có thể ngồi dậy bớt đau và ngồi xe lăn chụp X-quang lồng ngực. Kết quả phim cho thấy bệnh nhân bị gãy xương sườn 12 phạm khớp sườn cột sống… Lúc này, bệnh nhân đã tỉnh táo, bớt đau và có thể đi lại từ từ.

"Sau xử trí ban đầu, bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc, hạn chế cử động vùng thân để xương sườn mau lành sau đó mới tiến hành chữa đau thắt lưng và thoát vị đĩa đệm" - bác sĩ Trịnh nói.

Bác sĩ Trịnh lưu ý nắn chỉnh khớp hay còn gọi là chiropractic. Kỹ thuật điều trị này khá phổ biến ngày nay, nhưng đã bị đẩy lên mức thái quá. Có hơn nửa số bệnh nhân nắn khớp sẽ không kêu và lại càng không kêu to hay nhận phản ứng thái quá của bệnh nhân như trên các trang mạng TikTok.

Tại bệnh viện cũng thực hiện kỹ thuật này với mục đích điều trị thư giãn và trong một số trường hợp biên độ vận động của khớp giảm hay viêm dính cột sống giai đoạn đầu. Không dùng để điều trị đau do lệch vẹo cơ học hay thoát vị đĩa đệm vì ít tác dụng

"Khi kỹ thuật viên thực hiện kém tay nghề hay cố làm tiếng kêu giúp bệnh nhân thỏa mãn thì việc chấn thương và gãy xương là không tránh khỏi. Chưa kể các động tác phản cảm, ăn mặc và đụng chạm cọ xát cơ thể quá mức giữa bệnh nhân và kỹ thuật viên không có trong sách vở" – bác sĩ Trịnh cảnh báo.

Theo NLD

Xem link gốc Ẩn link gốc https://nld.com.vn/suc-khoe/nguoi-phu-nu-bi-gay-xuong-sau-khi-di-be-khop-20230515193643714.htm?fbclid=IwAR0f_Mj1ThPfjl3DSesPx2Kz3Y6JBVSWy1598sLel7pnGedrjbF4ndclOvk

gãy xương


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.