Người phụ nữ bị tiêu chảy 1200 lần trong 2 tháng, bác sĩ sốc khi tiến hành nội soi đại tràng

Trở về từ bệnh viện, tình trạng của bà Mai vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, mỗi ngày bà vẫn bị tiêu chảy và xuất hiện tình trạng mất nước.

Bác sĩ Lâm Phong Niên, khoa Tiêu hóa - Gan mật, bệnh viện Lotung Pohai Hospital, chia sẻ về trường hợp bà Mai (54 tuổi) sống tại huyện Nghi Lan, Đài Loan.

Dạo gần đây, bà Mai bị tiêu chảy khoảng 20 lần/ngày trong suốt 2 tháng. Sau khi đến khám tại một bệnh viện địa phương, bác sĩ không phát hiện dấu hiệu bất thường nên bệnh nhân được chẩn đoán ban đầu là viêm đại tràng co thắt.

Người phụ nữ bị tiêu chảy 1200 lần trong 2 tháng, bác sĩ sốc khi tiến hành nội soi đại tràng-1
Ảnh minh họa

Trở về từ bệnh viện, tình trạng của bà Mai vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, mỗi ngày bà vẫn bị tiêu chảy và xuất hiện tình trạng mất nước. Sau đó, bà Mai đã đến khám tại bệnh viện Lotung Pohai Hospital và được nhập viện để theo dõi và điều trị.

Khi tiến hành kiểm tra nội soi đại tràng, bác sĩ Lâm cảm thấy sốc khi thấy một số lượng lớn ký sinh trùng trong ruột của bệnh nhân. Sau đó, nhân viên y tế tại phòng thí nghiệm của bệnh viện lần nữa xác nhận ký sinh trùng trong ruột của bệnh nhân là giun móc và số lượng lên đến hàng trăm con.

Bác sĩ Lâm cho biết, theo kinh nghiệm lâm sàng, giun móc trưởng thành chủ yếu sống ký sinh ở ruột non, rất hiếm khi được tìm thấy qua nội soi đại tràng (ruột già). Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp do bệnh nhân bị tiêu chảy trong thời gian dài dẫn đến trứng giun tống ra theo chất thải và sót lại trong ruột già.

Người phụ nữ bị tiêu chảy 1200 lần trong 2 tháng, bác sĩ sốc khi tiến hành nội soi đại tràng-2
Ảnh minh họa

Thông qua tìm hiểu thói quen sinh hoạt của bệnh nhân, bác sĩ được biết bà Mai có lối sống đơn giản, không tiếp xúc với động vật, môi trường tự nhiên hay bệnh viện, là người chú trọng vệ sinh cá nhân, do đó nguyên nhân khiến bà Mai mắc bệnh giun móc đến nay vẫn là ẩn số và bác sĩ không thể lý giải.

Bác sĩ Lâm cảnh báo ký sinh trùng giun móc chủ yếu liên quan đến tiếp xúc da, bác sĩ khuyến cáo mọi người không chỉ rửa tay thường xuyên mà còn phải đi giày khi tham gia các hoạt động ngoài trời. Nếu bạn đang làm vườn tại nhà, hãy nhớ đeo găng tay để bảo vệ bản thân tránh trứng giun lây lan qua việc tiếp xúc da.

Khi ký sinh tại tá tràng, giun móc hút khoảng 0,2 - 0,34ml máu/ngày, gây viêm hành tá tràng và tiết ra chất chống đông, chất ức chế sản sinh hồng cầu, gây mất máu mạn tính.

Triệu chứng khi mắc bệnh giun móc

Khi bị giun móc, bệnh nhân không có biểu hiện đặc hiệu, chỉ có đau vùng thượng vị (tùy mức độ nhiễm giun) và các triệu chứng của thiếu máu như da xanh, niêm mạc nhợt.

Triệu chứng đau của bệnh nhân cũng không đặc hiệu, đau bất kì lúc nào, lúc đói đau nhiều hơn, ăn uống kém, đầy bụng khó tiêu.

Ngoài ra khi ấu trùng giun móc/giun mỏ xuyên qua da sẽ gây viêm da tại chỗ với biểu hiện ngứa, có các nốt đỏ kéo dài 1 - 2 ngày (nhiễm giun mỏ hay bị viêm da hơn giun móc).

Để xác định có mắc bệnh hay không, bệnh nhân cần tới thăm khám tại các cơ sở y tế và làm xét nghiệm phân tìm trứng giun.

 


Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/nguoi-phu-nu-bi-tieu-chay-1200-lan-trong-2-thang-bac-si-soc-khi-tien-hanh-noi-soi-dai-trang-162210601113625160.htm

nội soi


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.