Những biến chứng về phổi thường gặp ở trẻ sinh non

Một trong số các vấn đề chính, rất đáng lo ngại ở trẻ sinh non là sự phát triển về phổi. Phổi chưa trưởng thành có thể sẽ gây nguy hiểm cho trẻ do những biến chứng có thể xảy ra.

Một trong số các vấn đề chính, rất đáng lo ngại ở trẻ sinh non là sự phát triển về phổi. Phổi chưa trưởng thành có thể sẽ gây nguy hiểm cho trẻ do những biến chứng có thể xảy ra.

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng ở phổi. Viêm phổi thường có nguyên nhân là do vi khuẩn hoặc virus. Một số trẻ sẽ bị viêm phổi trong khi vẫn còn đang ở trong bụng mẹ và cần phải được điều trị ngay khi sinh ra.

Trẻ có thể sẽ bị viêm phổi vài tuần sau khi sinh ra. Tình trạng này là do trẻ đã phải sử dụng máy thở để điều trị các vấn đề về phổi như hội chứng suy hô hấp hoặc loạn sản phế quản phổi. Trẻ bị viêm phổi thường cần điều trị bằng việc tăng lượng khí oxy hoặc thậm chí là dùng máy thở, ngoài việc sử dụng kháng sinh.

tr-sinh-non-blogtamsuvn

(Ảnh minh họa)

Suy hô hấp cấp

Suy hô hấp cấp là một trong các bệnh đặc biệt nguy hiểm với trẻ sinh non. Chứng suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh xuất hiện sau đẻ một thời gian ngắn, từ vài giờ đến vài ngày sau khi sinh. Biểu hiện chính của chứng bệnh này là dấu hiệu khó thở xuất hiện đột ngột và dữ dội ở trẻ. Sau đó, trẻ thở nhanh trên 80 lần/ phút, co kéo cõ hô hấp, thở rên, chủ yếu chỉ thở ra, tím tái xuất hiện ngày càng tăng dần.

Trong thời gian đầu phát hiện ra bệnh, nếu trẻ không được điều trị kịp thời, sau vài giờ trẻ vật vã, thở chậm dần, cơn ngừng thở kéo dài, trụy tim mạch, tử vong. Trước đây, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh là 100% trong vòng 24 giờ. Ngày nay, nhờ có chất Surfactant nhân tạo và máy thở chỉ huy, sau một thời gian điều trị, các màng trong được phá huỷ, các tế bào phổi được phục hồi, trưởng thành đảm bảo sản xuất được Surfactant, tỷ lệ trẻ được cứu sống trên 80%.

Tràn khí màng phổi

Tràn khí màng phổi phát triển khi các túi khí trong phổi bị vỡ ra. Không khí từ trong phổi sẽ thoát ra ngoài, vào khoảng không gian giữa phổi và thành ngực. Nếu một lượng lớn không khí tích tụ lại, phổi sẽ không thể phồng ra khi trẻ hít vào được nữa.

Tràn khí màng phổi có thể được hút ra bằng cách đưa một ống tiêm nhỏ qua ngực. Nếu sau khi hút, tình trạng khí lại tiếp tục tích tụ thì sẽ cần phải đặt ống dẫn khí ở giữa các xương sườn.

Ống dẫn khí sẽ được nối với một thiết bị hút và sẽ thường xuyên rút khí ra khỏi phổi nếu có khí tích tụ lại, cho đến khi các lỗ hổng của phổi lành lại.

Theo GĐVN



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.