Những nguy hiểm nhất định phải biết khi ăn chùm ngây, cà rốt

Bơ, cà rốt và chùm ngây là 3 loại rau củ quả nổi tiếng bổ dưỡng nhưng cũng tiềm ẩn một số tác hại khôn lường nếu chúng ta sử dụng không đúng cách.

Bơ, cà rốt và chùm ngây là 3 loại rau củ quả nổi tiếng bổ dưỡng rất được ưa chuộng. Vì chúng có rất nhiều tác dụng hữu ích nên nhiều người có tư tưởng càng ăn nhiềucàng tốt nhưng điều đó không hẳn đúng. Ngược lại, chúng còn tiềm ẩn một số tác hại khôn lường nếu chúng ta sử dụng không đúng cách.

>> Công dụng “thần thánh” của hạt nhãn, hạt me… 99% người ăn không biết

Chùm ngây có thể gây sảy thai

Thời điểm mới du nhập vào Việt Nam, rau chùm ngây được bán khá đắt vì được quảng cáo là loại rau thần dược với rất nhiều công dụng như chống suy dinh dưỡng, bổ sung can xi, lợi sữa, trị được rất nhiều bệnh như trị bệnh nan y như ung thư, u xơ tuyến tiền liệt, tiểu đường…

Trong thực tế, chùm ngây được sử dụng như một loại rau ăn tại nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, khi về đến Việt Nam thì công dụng của chúng được thổi phồng lên rất nhiều.

Theo PGS.TS. Phùng Hòa Bình, Trưởng Bộ môn Dược học cổ truyền, Trường Đại học Dược Hà Nội khẳng định tuy các hàm lượng dinh dưỡng của chùm ngây (như protein, muối khoáng, vitamin, axid amin…) có khá cao nhưng giá trị dinh dưỡng của nó cũng không có gì đặc biệt so với các loại cây khác.


Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến cáo, vì loại cây này có hàm lượng vitamin C và canxi trong lá rất cao, nên nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến thừa vitamin C, thừa canxi, gây những hậu quả xấu cho sức khỏe.

Nên tránh ăn chùm ngây vào buổi tối để đảm bảo giấc ngủ của bạn vì vitamin C có trong chùm ngây có thể khiến thần kinh của bạn hưng phấn vào lúc bạn cần nghỉ ngơi, gây mất ngủ.

Đặc biệt, phụ nữ mang thai, nhất là người đang mang thai giai đoạn đầu không nên sử dụng chùm ngây để giữ an toàn cho thai nhi và bà mẹ. Bởi khi có thai, hormon thai nghén là progesterone bài tiết làm mềm tử cung khiến cơ tử cung không co bóp. Còn alpha-sitosterol trong rau chùm ngây gây co cơ trơn tử cung và làm sảy thai.

Cà rốt có thể gây ngộ độc, vàng da, thậm chí tử vong

Cà rốt nhờ chứa vitamin A, C, B1, B6, K, E, D cùng một số dưỡng chất thực vật như lycopene, lutein, xanthophyll và zeaxanthin... nên rất có lợi cho sức khỏe được nhiều bà nội trợ lựa chọn trong bữa ăn của gia đình và trẻ nhỏ.

Tác hại "khủng khiếp" không ngờ của cà rốt

Không chỉ tốt cho mắt, giảm táo bón, giúp phòng ngừa các bệnh đường hô hấp, thiếu máu, bổ sung cà rốt đúng cách có khả năng điều tiết cơ năng sinh lý của cơ thể, tăng cường thể chất, tăng miễn dịch, dự phòng tích cực các bệnh lý do thiếu vitamin A, cao huyết áp, tim mạch, phòng ngừa đột quỵ và ung thư, làm sạch thận,… Chính vì công dụng tốt của cà rốt nên nhiều bà nội trợ làm món nước ép cà rốt cho cả gia đình uống hàng ngày.

Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, cà rốt cũng gây ra không ít tác hại ghê gớm khiến chúng ta giật mình.

Cụ thể, củ cà rốt rất giàu chất xơ tự nhiên, mỗi cốc cà rốt xắt nhỏ chứa 3,6g chất xơ. Vậy nhưng, nước ép cà rốt đã loại bỏ phần lớn chất xơ từ củ cà rốt, nếu uống quá nhiều sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc vitamin A.

Loại củ này chứa nhiều carotenoid (beta-caroten) cho cà rốt có màu cam tươi sáng. Khi ăn/uống quá nhiều cà rốt, cơ thể sẽ không chuyển hóa hết beta-caroten. Chất beta-caroten sẽ ứ đọng lại trong cơ thể gây vàng mắt, vàng da, ăn không tiêu, mệt mỏi...

Trong cà rốt tuy có lượng chất xơ rất dồi dào nhưng ở dạng không hòa tan, nếu ăn quá nhiều mà không uống đủ nước sẽ làm tắc nghẽn tại ruột và gây nên hiện tượng táo bón.

Bên cạnh đó, nhiều bà nội trợ còn có thói quen hầm cà rốt kèm các món ăn khác. Điều này là hoàn toàn không nên bởi vốn dĩ trong cà rốt có rất nhiều nitrat, khi nấu cà rốt quá lâu và quá kỹ chất này sẽ đẩy nhanh quá trình biến thành nitri một hoạt chất gây độc. Chất nitri này khi vào cơ thể nếu ít thì gây hại cho sức khỏe, nếu nhiều có thể dẫn đến tử vong đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

Ăn nhiều quả bơ có thể bị tổn thương gan

Trái bơ hiện được rất nhiều người ưa chuộng với giá có khi lên tới trên dưới 100 nghìn đồng/kg (loại to, ngon) vì nó chứa hơn 14 loại vitamin và khoáng chất đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người như giảm cholesterol gây hại, ngăn ngừa bệnh tim mạch, phòng chống ung thư, cải thiện thị giác, làm đẹp...

Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều bơ sẽ dẫn đến nhiều tác hại khôn lường: làm tổn thương gan, dị ứng, ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc, tăng cân,....

Cụ thể, trong quả bơ chứa nhiều collagen, nếu ăn nhiều có thể không được tiêu hóa hết, tích tụ trong gan và gây tổn hại cho gan. Vì thế, những người có vấn đề về gan càng phải thận trọng đối với loại quả này.

Tác hại khôn lường khi ăn quá nhiều quả bơ

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, quả bơ rất tốt cho phụ nữ mang thai nhưng lại không tốt cho phụ nữ đang cho con bú bởi các chất trong bơ sẽ làm giảm quá trình sản xuất sữa của phụ nữ. Nếu người mẹ cho con bú tiêu thụ bơ với số lượng lớn, các bé sẽ dễ bị đau bụng.

Ngoài ra, trái bơ có tác dụng kháng viêm nhưng nó đồng thời cũng ảnh hưởng đến hiệu quả khi uống một số loại thuốc. Nếu bạn đang uống thuốc làm loãng máu, hãy hỏi ý kiến bác sĩ khi muốn ăn bơ vì trái bơ có thể làm cho loại thuốc này mất tác dụng.

Một số người có thể gặp phản ứng dị ứng khi ăn một loại quả nào đó, ví dụ như bơ, chuối, đào, dưa hấu, khoai tây, cà chua, kiwi... Những người bị dị ứng với cao su thường có nguy cơ dị ứng với trái bơ khá cao. Nếu thấy các dấu hiệu như: chóng mặt, mẩn ngứa, buồn nôn… khi ăn trái bơ thì bạn cần chú ý để tránh loại trái cây này trong chế độ ăn của mình.

Tóm lại, trong một ngày chỉ nên dùng khoảng 2 thìa cà phê tương đương với 1/6 quả bơ thế là đủ bởi lẽ với mỗi thìa cà phê trái bơ, cơ thể bạn đã được cung cấp 5g chất béo và 55 đơn vị calo.

V.K (Tintuconline tổng hợp)
Theo VietNamNet

rau củ quả bổ dưỡng

tác hại của cà rốt

lợi ích của quả bơ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.