Những sai lầm "chết người" khi dùng dầu ăn mà hầu hết người Việt đều phạm phải, vô tình biến món ăn thành "chất độc"

Dầu ăn rất tốt nhưng cũng rất độc. Nếu bạn sử dụng chúng một cách kém khoa học, dầu ăn sẽ bị biến đổi và đe dọa sức khỏe của cả gia đình.

Bên cạnh các loại gia vị như mắm, muối, bột ngọt... thì dầu ăn cũng là một nguyên liệu không thể thiếu để làm nên các bữa ăn ngon. Dầu ăn có vai trò như một dung môi của các vitamin tan trong dầu, mỡ như vitamin A,D, E, K. Chúng cung cấp các axit béo thiết yếu để cơ thể tăng trưởng, da mịn màng, ít viêm nhiễm và hoàn thiện chức năng sinh sản tốt hơn...

Những sai lầm chết người khi dùng dầu ăn mà hầu hết người Việt đều phạm phải, vô tình biến món ăn thành chất độc-1
Dầu ăn là một nguyên liệu không thể thiếu để làm nên các bữa ăn ngon.

Dầu ăn rất tốt nhưng cũng rất độc. Nếu bạn sử dụng chúng một cách kém khoa học, dầu ăn sẽ bị biến đổi và đe dọa sức khỏe của cả gia đình.

1. Tái sử dụng dầu ăn nhiều lần

Để tiết kiệm, không ít bà nội trợ vẫn thường giữ lại dầu ăn thừa để sử dụng cho lần tiếp theo. Tuy nhiên theo tờ The Healthsite, việc tái sử dụng dầu có thể tạo ra các gốc tự do gây bệnh nguy hiểm.

Nhà tư vấn chế độ ăn uống - Naini Setalvad cho biết: Gốc tự do có thể làm tổn thương các tế bào khỏe mạnh, từ đó dẫn đến ung thư, xơ vữa động mạch hoặc làm tắc nghẽn động mạch.

Những sai lầm chết người khi dùng dầu ăn mà hầu hết người Việt đều phạm phải, vô tình biến món ăn thành chất độc-2

Theo PGS Trần Hồng Côn (khoa Hóa học, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) dầu ăn tốt nhất chỉ nên dùng một lần, nếu tái chế ở nhiệt độ cao thì thành phần hóa học trong chúng sẽ bị biến đổi, thậm chí có thể phân huỷ thành chất béo chuyển hóa (trans-fat) - loại chất độc gây ung thư, tim mạch.... Ngoài ra, sau khi được tái sử dụng, dầu ăn sẽ không còn giàu giá trị dinh dưỡng như ban đầu do các vitamin đã bị phá hủy.

Giải pháp:

Khi nấu ăn các bà nội trợ cần cân đối lượng dầu ăn mà mình sử dụng, tránh lãng phí cũng như không nên tái chế lại phần dầu ăn đã qua sử dụng.

2. Đun nóng dầu ăn ở nhiệt độ cao

Chúng ta thường có thói quen đợi dầu ăn thật nóng, đến khi dầu bốc khói rồi mới bắt đầu tiến hành chiên, xào thực phẩm mà không biết đây là một thói quen rất xấu. Nghiên cứu thực hiện bởi GS Martin Grootveld (công tác tại Đại học De Montfort, Anh) cho thấy nhiệt độ cao sẽ khiến dầu thực vật bị oxy hóa, tạo ra aldehyd - loại chất độc có thể gây ra bệnh ung thư. Ở mức 60 độ, dầu sẽ bắt đầu bị oxy hóa và trên 200 độ C dầu ăn sẽ bốc khói và sinh ra nhiều chất nguy hiểm.

Những sai lầm chết người khi dùng dầu ăn mà hầu hết người Việt đều phạm phải, vô tình biến món ăn thành chất độc-3

Giải pháp:

Theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng lâm sàng (Việt Nam), dầu ăn chỉ nên sử dụng ở nhiệt độ vừa phải, đặc biệt là khi chiên rán. Ngoài ra, bạn có thể đổi cách làm đó là để cho chảo thật nóng, sau đó mới cho dầu vào, tiếp đến cho luôn cả thực phẩm cần nấu.

3. Chỉ sử dụng một loại dầu ăn duy nhất

Hầu hết các gia đình Việt đều chỉ sử dụng một loại dầu ăn duy nhất để nấu nướng. Tuy nhiên, để an toàn chúng ta nên có ít nhất 2 loại dầu, một loại phù hợp cho việc chiên rán, một loại dùng để xào, ướp thực phẩm hoặc dùng để trộn salad.

Những sai lầm chết người khi dùng dầu ăn mà hầu hết người Việt đều phạm phải, vô tình biến món ăn thành chất độc-4

Đặc biệt, nếu trong gia đình có người cao tuổi thì loại dầu phù hợp nhất là dầu đậu nành, dầu oliu… vì chúng chứa nhiều hàm lượng omega 3, 6, 9, có hoạt tính sinh học cao, đóng vai trò chuyển hóa cholesterol xấu trong máu giúp phòng ngừa được các bệnh tim mạch và cao huyết áp.

Ngoài ra, phụ huynh cũng nên chuẩn bị các loại dầu ăn phù hợp với trẻ nhỏ để cung cấp đầy đủ cho trẻ cả hai nguồn chất béo động, thực vật, đặc biệt là DHA, omega 3...

4. Đổ dầu mỡ xuống ống thoát nước

Bạn thường xử lý thế nào với lượng dầu ăn còn thừa sau khi chiên rán, xào nấu? Hầu hết chúng ta đều sẽ đổ số dầu mỡ đó xuống ống cống hoặc bồn rửa bát mà không biết thói quen này rất có hại.

Từng trả lời trên truyền thông, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết tốt nhất không nên đổ dầu mỡ, chất béo xuống ống thoát nước. Lý do bởi dầu mỡ sau khi được sử dụng sẽ chứa rất nhiều vụn thức ăn, có độ bám dính cao. Nếu bị đổ xuống ống cống, chúng sẽ đông lại, kết dính thành mảng, bám chặt trong đường ống, khiến việc thoát nước trở nên chậm hơn hoặc gây tắc cống.

Những sai lầm chết người khi dùng dầu ăn mà hầu hết người Việt đều phạm phải, vô tình biến món ăn thành chất độc-5

Giải pháp:

Đợi sau khi dầu nguội, các gia đình nên cho dầu thừa vào túi nilon sau đó gói lại rồi vứt vào túi rác.

5. Sử dụng dầu ăn bị hỏng

Những chai dầu kích thước lớn thường là lựa chọn của các gia đình vì chúng tiết kiệm thời gian mua sắm, hơn nữa lại có giá thành rẻ hơn nhiều so với việc mua lẻ từng chai nhỏ. Tuy nhiên, bạn không nên ham rẻ mà chỉ nên mua loại dầu phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

Dầu ăn sau khi mở bao bì, có thể hết hạn và bị hỏng, với dấu hiệu là xuất hiện mùi hôi, màu dầu bị đục, đậm hơn so với khi mới mua. Đặc biệt, dầu có những hình nổi li li trên bề mặt, xuất hiện nấm mốc ở phía trong chai dầu. Nếu có dấu hiệu này bạn tốt nhất nên vứt bỏ ngay để không gây hại sức khỏe.

Giải pháp:

Cách dùng dầu ăn tốt nhất là nên mua từng chai nhỏ để quá trình lưu trữ trong nhà không bị quá dài. Khi mua, người tiêu dùng nên lựa chọn loại dầu ăn có nguồn gốc, xuất xứ và đề rõ hạn sử dụng.


Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/nhung-sai-lam-chet-nguoi-khi-dung-dau-an-ma-hau-het-nguoi-viet-deu-pham-phai-vo-tinh-bien-mon-an-thanh-chat-doc-162211403221121447.htm

sử dụng thực phẩm đúng cách

dầu ăn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.