Nữ bệnh nhân nhiễm biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 tại Trà Vinh được điều trị ra sao?

Theo ngành y tế tỉnh Trà Vinh, dù phát hiện nữ bệnh nhân nhiễm biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 nhưng do chưa có kháng sinh, thuốc đặc trị nên đội ngũ nhân viên y tế chỉ tập trung điều trị bệnh viêm phổi và bệnh nền của bệnh nhân.

Chiều ngày 2/1, trao đổi với chúng tôi, BS.CKII Nguyễn Hữu Phước - Phó giám đốc Sở Y tế Trà Vinh cho biết ngành y tế tỉnh đang tập trung điều trị cho 2 ca nhiễm Covid-19 được cách ly ngay tại sân bay sau khi trở về từ Anh.

Cả 2 bệnh nhân này đang được điều trị tại BV Lao phổi Trà Vinh. Đặc biệt bệnh nhân nữ 45 tuổi (BN 1435) được Bộ Y tế xác định nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đầu tiên tại Việt Nam.

Mặc dù là ca đầu tiên nhiễm biến thể mới nhưng theo Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh, việc điều trị cho nữ bệnh nhân này vẫn diễn ra bình thường.

"Hiện chúng tôi không có phát đồ đặc biệt để điều trị cho ca bệnh này vì trên thế giới vẫn chưa có kháng sinh, chưa có phương pháp điều trị. Mình vẫn điều trị bệnh nền của bệnh nhân này, theo dõi sát để trị bệnh viêm phổi thôi. Sức khỏe của nữ bệnh nhân bình thường, không ho, không sốt. Ê-kíp điều trị cho 2 bệnh nhân có 5 người gồm 1 bác sĩ, 4 người là điều dưỡng, dược sĩ trong khu cách ly riêng biệt. Đội ngũ y tế làm nhiệm vụ này là cố định trong suốt quá trình điều trị cho 2 bệnh nhân này, mọi người vẫn không có gì lo lắng khi phát hiện biến thể mới của virus", bác sĩ Nguyễn Hữu Phước nói.

Theo bác sĩ Phước, sau khi nhận được thông tin đón đoàn 147 người từ Anh trở về địa phương cách ly, ngành y tế tỉnh Trà Vinh đã xác định từ đầu nên việc triển khai các phương pháp phòng chống dịch được thực hiện một cách nghiêm ngặt, thận trọng, không để lây lan cho người khác.

"Khi có 2 ca nhiễm Covid-19, những người đi cùng đoàn cũng được cách ly tại Khu vực Quân sự tỉnh Trà Vinh, kết quả xét nghiệm đều cho ra âm tính", bác sĩ Phước cho biết.


Nữ bệnh nhân nhiễm biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 tại Trà Vinh được điều trị ra sao?-1
Ảnh minh họa

Trước đó vào sáng 2/1, Bộ Y tế thông tin về bệnh nhân Việt Nam đầu tiên nhiễm chủng virus SARS-CoV-2 - biến thể VOC 202012/01 - là chủng mới được ghi nhận ở Anh gần đây. Đồng thời chủng gây bệnh cũng có đột biến D614G, vốn là chủng được cho làm lây lan nhanh cách đây 4-5 tháng.

Đó là bệnh nhân 1435, nữ, 45 tuổi, trú tại Trà Vinh, từ Anh về Việt Nam ngày 22/12/2020 và được cách ly tập trung ngay tại Trà Vinh.

Trao đổi với chúng tôi, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế; Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng cho biết, theo các nhà khoa học trên thế giới, biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện tại Anh có thể lây lan nhanh hơn tới 70% so với các chủng trước đó, tuy nhiên chưa có cơ sở cho thấy độc lực cao hơn.

Ông nhận định đây là chủng lây lan nhanh, nếu không phát hiện sớm, cách ly kịp thời và quản lý triệt để, thì có nguy cơ lây lan ra cộng đồng.

Dù vậy người dân không nên quá lo ngại bởi theo BS Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM cho biết việc biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 là điều bình thường, đã được dự đoán trước.

Trên thực tế, các loại virus gây bệnh truyền nhiễm luôn đột biến theo thời gian, đặc biệt là virus gây bệnh đường hô hấp nên SARS-CoV-2 biến chủng là điều dễ hiểu. Bác sĩ Khanh cho rằng việc biến chủng này là dấu hiệu cho thấy chúng đang dần thuần hơn, thích khi với con người.

"Khi mình phát hiện loại biến chủng mới này mình vẫn làm như cũ, công tác phòng ngừa quyết liệt hơn. Đặc biệt cần làm tốt hơn nữa việc nhập cảnh trái phép, không để dịch bệnh lây lan", bác sĩ Khanh nói.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doanhnghieptiepthi.vn/nu-benh-nhan-nhiem-bien-chung-moi-cua-virus-sars-cov-2-tai-tra-vinh-duoc-dieu-tri-ra-sao-161210201190211456.htm

Covid-19


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.