Nữ ca sĩ xinh đẹp qua đời ở tuổi 41 do mắc cùng căn bệnh giống mẹ, chuyên gia chỉ rõ khả năng di truyền cao

Theo thống kê, có khoảng 5 - 10% bệnh nhân ung thư vú có liên quan đến đột biến gen được truyền qua các thế hệ trong một gia đình. Ung thư vú hoàn toàn có thể chữa khỏi được, nhất là khi phát hiện bệnh và điều trị ở giai đoạn đầu.

Ngày 5/7, truyền thông Trung Quốc đồng loạt đưa tin nữ ca sĩ Chu Lị Tĩnh (Miu Chu) qua đời ở tuổi 41 sau 2 năm chống chọi với bệnh ung thư vú. Rất nhiều bạn bè, người hâm mộ và những người nổi tiếng trong giới đã bày tỏ thương tiếc đến cô.

Chu Lị Tĩnh cũng đặt tên cho album cuối của mình là "Tương lai còn dài", cô mong rằng mình sẽ không để thời gian giới hạn bản thân. Đồng thời khuyến khích bản thân có thái độ tích cực đối mặt với nỗi đau bệnh tật.

Nữ ca sĩ xinh đẹp qua đời ở tuổi 41 do mắc cùng căn bệnh giống mẹ, chuyên gia chỉ rõ khả năng di truyền cao-1
Ca sĩ Chu Lị Tĩnh

Trước đó, Chu Lị Tĩnh được chẩn đoán mắc ung thư vú vào đầu năm 2020. Tháng 10/2021, cô rút khỏi giới nghệ thuật để nhập viện điều trị khi bệnh tình có dấu hiệu trở nặng. Theo Sohu, Chu Lị Tĩnh từ chối phẫu thuật cắt bỏ khối u. Cô điều trị bằng thuốc và phương pháp hóa - xạ trị.

Được biết, cô đã giấu gia đình điều trị ung thư trong thời gian dài, bởi mẹ của Chu Lị Tĩnh cũng qua đời vì căn bệnh hiểm nghèo này vào năm 2016. Đây từng là cú sốc với gia đình Chu Lị Tĩnh. Vì vậy, cô không muốn một lần nữa trải qua nỗi đau chạy chữa cùng con.

Ung thư vú có phải căn bệnh di truyền?

Theo thống kê, có khoảng 5 - 10 % bệnh nhân ung thư vú có liên quan đến đột biến gen được truyền qua các thế hệ trong một gia đình.

Nữ ca sĩ xinh đẹp qua đời ở tuổi 41 do mắc cùng căn bệnh giống mẹ, chuyên gia chỉ rõ khả năng di truyền cao-2

Ảnh minh họa

Khi trong gia đình có người mắc bệnh ung thư vú thì nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn. Do thừa hưởng gen bất thường (đột biến gen) làm tăng nguy cơ ung thư vú. Đột biến gen xảy ra ở hai gen chính là gen BRCA1 và gen BRCA2 là nguyên nhân chính gây ung thư vú.

Bình thường hai gen BRCA1 và gen BRCA2 có tác dụng thiết lập để phục hồi tổn thương tế bào và giúp phục hồi các tế bào vú khỏe mạnh bình thường.

Khi xảy ra đột biến thì chúng không thực hiện đúng chức năng của mình gây ra sự phát triển bất thường của các tế bào vú, hoạt động bất thường này làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và có thể di truyền gen đột biến này cho thế hệ sau.

Khi mang gen đột biến cũng không có nghĩa bạn chắc chắn bị ung thư. Tuy nhiên khi một phụ nữ có đột biến gen BRCA1 và/hoặc gen BRCA2 có thể có tới 80% nguy cơ bị ung thư vú.

Nếu bạn có tiền sử gia đình rõ ràng về ung thư vú hoặc các bệnh ung thư khác, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu để xác định các đột biến đặc hiệu trong BRCA hoặc các gen khác đang được di truyền trong gia đình bạn.

Nữ ca sĩ xinh đẹp qua đời ở tuổi 41 do mắc cùng căn bệnh giống mẹ, chuyên gia chỉ rõ khả năng di truyền cao-3
Nếu trong gia đình có người mắc ung thư vú thì tốt nhất bạn nên thực hiện tầm soát ung thư. Ảnh minh họa

Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư vú sớm

- Một bên vú xuất hiện cơn đau kéo dài hoặc ngắt quãng. Cảm giác đau có thể không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Khi sờ vào vú hoặc nách thì thấy có khối u di chuyển hoặc bất động.

- Hình dạng và kích thước bầu vú, núm vú và vùng da ở bầu vú thay đổi. Núm vú có thể bị kéo tụt vào trong. Vùng da ở bầu vú có thể trở nên sần sùi, nổi mẩn đỏ hoặc căng mọng.

- Đầu vú chảy dịch hoặc máu bất thường.

Xây dựng chế độ sinh hoạt phòng ngừa ung thư vú?

Nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư vú, chị em có thể áp dụng thực các biện pháp phòng ngừa dưới đây:

Nữ ca sĩ xinh đẹp qua đời ở tuổi 41 do mắc cùng căn bệnh giống mẹ, chuyên gia chỉ rõ khả năng di truyền cao-4
Thường xuyên tự kiểm tra vú của mình xem có thay đổi gì bất thường không. Ảnh minh họa

- Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như: đồ chiên xào, xúc xích,…

- Tạo thói quen tập thể dục hàng ngày nhằm kiểm soát cân nặng tránh tình trạng thừa cân, béo phì.

- Hạn chế uống nhiều bia, rượu,… Bởi vì những loại đồ uống có cồn sẽ kích thích cơ thể sản sinh estrogen, tạo điều kiện cho tế bào tuyến vú phát triển mạnh.

- Thường xuyên tự kiểm tra vú của mình xem có thay đổi gì bất thường không.

- Nếu trong gia đình có người mắc ung thư vú thì tốt nhất bạn nên thực hiện tầm soát ung thư và kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện sớm bệnh.

Theo Gia đình & Xã hội

Xem link gốc Ẩn link gốc https://giadinh.suckhoedoisong.vn/nu-ca-si-xinh-dep-qua-doi-o-tuoi-41-do-mac-cung-can-benh-giong-me-chuyen-gia-chi-ro-kha-nang-di-truyen-cao-nha-mot-nguoi-co-benh-nen-tam-soat-ung-thu-som-172220706172127554.htm

bệnh ung thư

ung thư vú


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.