Phát bệnh vì giày dép

Chuyên gia về xươngkhớp khuyên, vì sức khỏe của đôi chân, bạn hãy chọn cho mình đôi giày, dép cótác dụng đúng nghĩa: bảo vệ chân.

Chuyên gia về xươngkhớp khuyên, vì sức khỏe của đôi chân, bạn hãy chọn cho mình đôi giày, dép cótác dụng đúng nghĩa: bảo vệ chân.

Bác sĩ Thái Thị Hồng Ánh, Trưởng khoa Nội cơxương khớp Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP.HCM cho biết, kết quả một nghiêncứu của Hội Chỉnh hình bàn chân Hoa Kỳ cho thấy, giày dép gây ảnh hưởngnhiều đến bàn chân. Nghiên cứu này được thực hiện trên 356 phụ nữ Mỹ. Cácnhà khoa học nhận thấy 80% trong số đó có vấn đề về bàn chân và đặc biệt 88%có vấn đề liên quan đến giày, dép.

Tại Khoa Nội cơ xương khớp Bệnhviện Nguyễn Tri Phương TP.HCM, ngày càng có nhiều bệnh nhân đến khám bàn chânvới các triệu chứng: tê, đau gót chân, di chuyển khó khăn, nhói ở gót chân, ngónchân quặp vào nhau, hoại tử móng chân,… Qua khai thác bệnh lý, nhiều bệnh nhâncho biết mình đã mang giày, dép không phù hợp với bàn chân.

Phát bệnh vì giày dép

Chuyên gia về xương khớp khuyên, vì sức khỏe của đôi chân, bạn hãy chọn cho mình đôi giày, dép có tác dụng đúng nghĩa: bảo vệ chân

Cácdạng bàn chân

Theo bác sĩ Hồng Ánh, bàn châncon người được chia làm 5 loại và mỗi loại đều có những đặc điểm khác nhau:

- Bàn chân Ai Cập là bàn chân cóngón cái (ngón số một) dài nhất.

- Bàn chân Hy Lạp có ngón thứ 2dài nhất. Đây là bàn chân chuẩn và dễ chọn lựa giày dép nhất.

- Bàn chân vuông là bàn chân cóngón thứ 2 và thứ 3 bằng nhau.

- Bàn chân hỗn hợp có 5 ngón chânxoè ra.

- Bàn chân Giao chỉ có ngón cáiquặp vào trong.

Những điều chưa biết về bàn chân

Trong số các bộ phận của cơ thể,bàn chân có vẻ ít được chăm sóc nhất. Dù vậy, cấu tạo cũng như chức năng của bànchân làm không ít người kinh ngạc. Đây là nơi hội tụ 26  xương, 33 khớp, 8 cungvà hàng trăm dây chằng, bắp thịt can thiệp vào hoạt động của bàn chân.

Khi cơ thể đứng yên, bàn chân chỉcó nhiệm vụ nâng đỡ trọng lượng bình thường của cơ thể. Nhưng khi cơ thể dichuyển, bàn chân phải gánh chịu một trọng lượng lớn gấp 3 lần so với bìnhthường. Vì vậy, bàn chân là nơi phải chịu nhiều sang chấn và rất dễ bị tổnthương. Do đó, khi lòng bàn chân tiếp xúc với bề mặt càng rộng thì độ sang chấnsẽ giảm nhiều hơn.

Với một người bình thường, bànchân sẽ thay đổi kích thước tùy theo độ tuổi. Từ lúc trưởng thành đến lúc giàđi, bàn chân có khuynh hướng thay đổi cả chiều dài lẫn chiều ngang. Vì vậy,chuyên gia xương khớp khuyến cáo mọi người nên đo bàn chân lại sau 5 năm, khichọn giày,dép.

Kích thước bàn chân buổi tốithường lớn hơn từ 5-8% so với bàn chân buổi sáng.

Do thay đổi về nội tiết tố, vềtrọng lượng… những phụ nữ mang thai thường có bàn chân lớn hơn so với lúc chưamang thai.

Một số bệnh lý cũng có thể làmthay đổi bàn chân như tiểu đường, xương khớp, thoái hóa khớp…

Hậuquả của việc mang giày, dép không thích hợp

Phát bệnh vì giày dép

Nếu mang giày chật, gót cao và mũi nhọn dễ làm ngón cái bị vẹo, biến dạng dễ gây ra tình trạng chẩn đoán nhầm lẫn với bệnh gout

Nếu mang giày chật, gót cao vàmũi nhọn dễ làm ngón cái bị vẹo, biến dạng dễ gây ra tình trạng chẩn đoán nhầmlẫn với bệnh gout.

Thường xuyên mang dép lê sẽ khôngtốt cho chân, dễ làm chân bị biến dạng vì khi di chuyển các ngón phải bấu lại đểgiữ thăng bằng.

Có những trường hợp bị hội chứng ống cổ chân làmtê từ cổ đến ngón chân, thậm chí lan đến gối.
 
Ngoài ra, một người có bàn chân quá nhỏ nhưng cómột thân người to lớn cũng rất hay gặp các bệnh lý bàn chân vì trọng lực củathân người làm bàn chân không chịu đựng nổi.

Một số bệnh nhân còn bị gai xươnggót, viêm cân mạc bàn chân, hoặc bị gãy (xương) do mỏi, tác động xấu đến xươngchậu và lưng. Một số trường hợp bị bong gân, nghĩa là một vài xớ gân bị đứt. Nếutình trạng này lặp lại nhiều lần sẽ làm ảnh hưởng đến cổ chân.

Để giải quyết những bệnh lý bànchân liên quan đến giày dép, bác sĩ khuyên nên thay đổi giày dép phù hợp với bànchân. Có thể dùng thêm miếng lót trong giày, dép để nâng đỡ bàn chân.

Bác sĩ Hồng Ánh cũng đưa ra cảnhbáo: mang những đôi dép massage có gai mặt trong không tốt nếu mang ở tư thếđứng hay đi liên tục quá 30 phút. Người có bệnh lý bàn chân và bệnh tiểu đườngtuyệt đối không được mang loại dép này vì không tốt cho tĩnh mạch bàn chân.

Đặc biệt, khi đau nhức bàn chânhay bị khối u cũng không nên xoa bóp hay dán cao lên chỗ đau và khối u vì sẽ làmkhối u lớn hơn và làm tình trạng bệnh nặng thêm. Người bị bệnh tiểu đường khôngnên massage và ngâm chân trong nước nóng, không dán cao vì sẽ làm giảm tĩnhmạch, bệnh sẽ nặng thêm.

Chọngiày phù hợp với từng loại chân

Để chọn được một đôi giày đúngnghĩa bảo vệ bàn chân, cần nhớ các quy tắc sau:

- Nên mua giày vào buổi tối, vìđây là thời điểm chân lớn nhất trong ngày.

- Chọn giày, dép có chất liệucàng gần với thiên nhiên càng tốt

- Do hai bàn chân không bằng nhaunên khi mua giày nên chọn kích cỡ của bàn chân to nhất. Tốt nhất, nên mang thửcả hai bàn chân. Nếu đôi giày, dép nào mang vào làm chân đau thì nên loại ra.Tuyệt đối không nghe lời người bán tiếp thị “đi một thời gian giày sẽ mềm, êmchân”.

- Chọn giày, dép có độ chênh giữađế và mũi giày không quá 7 cm.

- Chiều dài đôi giày là chiều dàiđo từ đầu ngón chân dài nhất đến điểm cuối cùng của gót chân cộng thêm 0,5 cm.

- Bề ngang của giày bằng với bềngang rộng nhất của bàn chân.

- Ngón dài nhất nên cách mũi giàytừ 0,5-1,5 cm.

Chọn loại giày có đế chắc chắn, mũi giày mềm dẻo(một đôi giày đạt yêu cầu về độ mềm dẻo là khi ta bẻ gập đôi giày lại rồitrả nó về vị trí ban đầu mà không gây biến dạng).
 
Theo PNO


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.