Phát hoảng vì vô kinh sau tiêm thuốc ngừa thai

Uống thuốc hằng ngày thì hay quên, đặt vòng lại dễ viêm... nên chị Phương đã chọn cách tiêm thuốc tránh thai để giải thoát nỗi lo dính bầu. Thế nhưng sau hai lần tiêm, chị lại thêm lo lắng vì cả năm sau đó vẫn chẳng thấy "đèn đỏ" trở lại.

Uống thuốc hằng ngày thì hayquên, đặt vòng lại dễ viêm... nên chị Phương đã chọn cách tiêm thuốc tránh thaiđể giải thoát nỗi lo dính bầu. Thế nhưng sau hai lần tiêm, chị lại thêm lo lắngvì cả năm sau đó vẫn chẳng thấy "đèn đỏ" trở lại.

Chị Phương cho biết, sau khi vỡkế hoạch sinh cậu con trai thứ hai chỉ cách cô con gái đầu một năm, chị luôn bịám ảnh về việc lỡ dính bầu. Vì thế, khi mới sinh được hai tháng, chị đã quyếtphải tìm một biện pháp tránh thai hiệu quả cho mình.

Thế nhưng, đặt vòng thì chịkhông hợp vì hay bị viêm nhiễm, uống thuốc hằng ngày lại hay quên, chồng chị thìnhất định không chịu dùng bao cao su vì anh cho rằng như thế chẳng còn cảm giácgì. Sau vài lần "yêu" mà vẫn thấp thỏm cảm giác lo lắng, chị Phương đã tìm đượcgiải pháp cho mình: tiêm thuốc tránh thai, mỗi mũi có tác dụng trong ba tháng.

Phát hoảng vì vô kinh sau tiêm thuốc ngừa thai

Mỗi biện pháp tránh thai có những ưu, nhược điểm riêng, vì thế, trước khi áp dụng bạn cần tìm hiểu kỹ xem loại nào phù hợp với mình để lựa chọn, tránh những rắc rối sau đó

Sau mũi tiêm thứ nhất, chị Phươngthấy mất kinh và cảm giác rất thoải mái vì vừa không lo có thai ngoài ý muốn,lại vừa không phải trải qua những ngày "không sạch sẽ". Thế nhưng, niềm vui biếnthành nỗi lo khi mũi tiêm sau chị tiếp tục không thấy kinh, và kể cả khi dừngtiêm, tới vài tháng sau chị vẫn chưa có chu kỳ trở lại.

Cũng cùng chung tâm trạng này, làtrường hợp của vợ chồng anh Đức (Gia Lâm, Hà Nội). Sau đám cưới, vì vợ còn bậnhọc nốt cao học, chồng phải quay cuồng với công ty riêng vừa thành lập nên cảhai chưa muốn sinh con. Đi tư vấn, chị Nhàn, vợ anh Đức được một cô y tá tạiphòng khám sản phụ khoa tư nhân khuyên nên tiêm thuốc, vừa tránh thai hiệu quả,vừa không lo bị quên.

Sau khi tiêm gần một tháng, chịNhàn thấy có máu đen lây rây suốt mười mấy ngày. Đi khám, chị được bác sĩ chobiết mình bị rong kinh và cho thuốc uống. Thế nhưng, vừa chữa được rong, thì chịlại mất kinh luôn ròng rã suốt thời gian sau đó.

"Kể từ lúc tiêm thuốc đến giờlà một năm rồi mà tôi vẫn chưa có kinh trở lại. Bây giờ, vợ chồng tôi đang mongcó con, trong khi vừa rồi đi khám, bác sĩ cho biết, nang trứng của tôi mỏng,niêm mạc thì bị teo, nên tôi chưa thể có kinh và có con được. Tôi thấy hoangmang vô cùng, chỉ sợ mình bị vô sinh", chị Nhàn thổ lộ.

Theo bác sĩ sản phụ khoa Lê ThịKim Dung, Trung tâm Y khoa Thái Hà (phố Thái Hà, Hà Nội), thuốc tiêm tránh thaicũng như các loại thuốc tránh thai khác, tức là một loại thuốc nội tiết gây ứcchế sự rụng trứng. Đây là loại thuốc tránh thai hiện đại, có hoóc môn progestinliều 150 mg. Ưu điểm của thuốc là tránh thai được lâu (3 tháng khi tiêm mộtmũi), hiệu quả cao, tới hơn 99%.

Bác sĩ cho biết, về lý thuyết,biện pháp tránh thai này có thể dùng cho bất cứ phụ nữ nào ở lứa tuổi sinh đẻmuốn dùng một biện pháp tránh thai tự chọn.

Tuy nhiên, vì thuốc này có liềudùng cao, hấp thu chậm và khó đào thải khỏi cơ thể nên thời gian hồi phục khảnăng có thai sau khi dùng thuốc cũng chậm hơn so với các biện pháp thông thườngkhác (như đặt vòng hay uống thuốc tránh thai hằng ngày...). Vì thế, thôngthường, các bác sĩ giàu kinh nghiệm khuyên những phụ nữ chưa có con không nên sửdụng biện pháp tránh thai này.

Một trong những tác dụng phụ kháccủa thuốc, khiến không ít chị em từng dùng hoang mang là hay gây rối loạn kinhnguyệt, mất kinh.

"Thực chất, việc mất kinhtrong thời gian tiêm thuốc, hay sau đó, không phải là điều gì đáng ngại lắm, vìhầu như không gây hại, nhưng nó lại ảnh hưởng lớn đến tâm lý phụ nữ, khiến họcảm thấy bất an và không ít người sợ sẽ không còn khả năng sinh con sau đó",bà Dung nói.

Theo bà, khi thấy những biểu hiệnnhư vô kinh kéo dài, chị em không nên quá lo lắng bởi thông thường, chỉ sau mộtthời gian, hiện tượng này sẽ tự hết.

Ngoài ra, cũng bởi thuốc có tácdụng kéo dài, nên nếu cảm thấy không hợp, bị tác dụng phụ không chịu đựng đượcthì lại không thể đưa thuốc ra nhanh khỏi cơ thể.

"Mỗi biện pháp tránh thai cónhững ưu, nhược điểm riêng, vì thế, trước khi áp dụng bạn cần tìm hiểu kỹ xemloại nào phù hợp với mình để lựa chọn, tránh những rắc rối sau đó. Để yên tâmhơn, bạn nên đến gặp những bác sĩ sản phụ khoa giàu kinh nghiệm để được tư vấn.Trong quá trình áp dụng, nếu thấy có bất kỳ hiện tượng bất thường nào bạn cũngcó thể gọi cho bác sĩ để nhận được lời khuyên hữu ích", bác sĩ chia sẻ.

Bà cũng tâm sự, thực chất, đa sốcác bác sĩ sản phụ khoa đều ít khi tư vấn cho bệnh nhân dùng loại thuốc tiêmnày, "không phải bởi vì nó không hiệu quả hay không tốt bằng các loại khác,mà bởi những tác dụng phụ của nó khiến nhiều chị em không chấp nhận được vàchúng tôi thường rất ngại khi cứ phải giải thích đi giải thích lại với họ rằngviệc vô kinh trong khoảng thời gian ngắn không có hại gì đâu".

Theo Vương Linh
VnExpress




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.