- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Rắn lục đuôi đỏ tràn về theo nước lũ: Nhiều người không biết xử lý nên bị hoại tử
Đa số, các trường hợp nhập viện do rắn lục đuôi đỏ cắn đều được chữa khỏi do đã có huyết thanh điều trị. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết cách sơ cấp cứu khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn dẫn đến có trường hợp bị hoại tử.
Đa số, các trường hợp nhập viện do rắn lục đuôi đỏ cắn đều được chữa khỏi do đã có huyết thanh điều trị. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết cách sơ cấp cứu khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn dẫn đến có trường hợp bị hoại tử.
Hiện nay đang vào mùa nước lũ, hầu hết các cánh đồng bị ngập sâu, các loại rắn về sinh sống ở hàng cây ven kênh, khu vườn ăn trái của người dân hoặc “bò” vào tận nhà và cắn người không phải là chuyện hiếm.
Điển hình, gần đây nhất, chiều 11/10, 10 người dân ở xã Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng, Long An bị rắn lục đuôi đỏ cắn và phải đi cấp cứu.
Trước đó, tại Bình Định, sau đợt lũ kéo dài triền miên, hàng chục người dân tỉnh Bình Định phải nhập viện do bị rắn lục đuôi đỏ cắn. Số người bị rắn độc "tấn công" tăng đột xuất khiến người dân vùng lũ lo lắng. Nguyên nhân được cho là do lũ, nước ngập hang nên rắn bò cả vào nhà dân để cắn người.
Đặc tính của rắn lục đuôi đỏ
Các chuyên gia nhận định, rắn lục đuôi đỏ (hay còn gọi là rắn lục mép trắng, rắn lục tre) có vùng phân bố khá rộng, xuất hiện ở hầu hết các vùng rừng trong cả nước. Loài này sống chủ yếu trên cây, hoạt động vào ban đêm, ăn chuột, thằn lằn, ếch, nhái…
Theo Giáo sư Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam, rắn lục đuôi đỏ sinh sản khá nhiều. Chúng đẻ con chứ không đẻ trứng như nhiều loài rắn khác, mỗi lần đẻ từ 4 đến 14 con.
Các loài thiên địch của chúng trong môi trường như cầy, cáo, chim bìm bịp bị săn bắt nhiều cũng làm gia tăng số lượng rắn. Mặt khác loài rắn này thịt hôi, không có giá trị kinh tế nên không được sử dụng làm thức ăn hay ngâm rượu thuốc, do đó chúng càng có cơ hội phát triển nhanh.
Rắn lục đuôi đỏ không độc như hổ mang hay cạp nong, cạp nia nhưng rất khó phát hiện. Chúng có màu xanh, thường sống trong bụi cây, hang hốc.
Nọc độc của rắn lục đuôi đỏ
Điều đáng ngại là một con rắn chết, thậm chí đầu rắn bị cắt rời vẫn có thể cắn và phóng nọc độc theo phản xạ cho đến 90 phút sau khi chết. Nọc độc của rắn lục đuôi đỏ không tác động lên hệ thần kinh mà thường tác động lên hệ tuần hoàn, gây rối loạn đông máu, sưng nề hoặc hoại tử.
Khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn hoặc nghi ngờ các loại rắn độc cắn, nạn nhân tuyệt đối không được ở nhà tự chữa trị bằng các bài thuốc dân gian mà phải khẩn trương đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất
Đây là loài duy nhất trong họ nhà rắn lục có thể đẻ con. Rắn mẹ lúc mang thai rất hung dữ và độc lực của nọc thời điểm này rất mạnh. Khi bị rắn lục cắn, chỉ vài phút sau tại vết cắn sẽ bị sưng nề nhanh, đau nhức nhiều kèm theo tại chỗ cắn máu chảy liên tục không tự cầm.
Sau khoảng 6 giờ, phần tổn thương sưng nề lan rộng từ vết cắn có thể đến gốc chi dẫn đến toàn chi sưng to, đau nhức, tím, xuất huyết dưới da, xuất huyết trong cơ. Có thể có bọng nước, xuất huyết trong bọng nước. Có thể nhiễm khuẩn tại chỗ, hội chứng khoang.
Toàn thân người bệnh sẽ thấy chóng mặt, lo lắng; có thể xuất hiện tình trạng sốc do mất máu: tụt huyết áp, da đầu chi lạnh ẩm, lơ mơ, thiểu niệu, vô niệu. Có thể có sốc phản vệ do nọc rắn; chảy máu tự phát tại chỗ, nơi tiêm truyền, chảy máu chân răng.
Chảy máu trong cơ, chảy máu tiêu hóa, tiết niệu, chảy máu âm đạo, chảy máu phổi, não, thậm chí có thể suy thận cấp.
Xử trí khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn
Đa số các trường hợp nhập viện do rắn lục đuôi đỏ cắn đều được chữa khỏi do đã có huyết thanh điều trị.
Tuy nhiên, người dân vẫn chưa biết cách sơ cấp cứu khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn dẫn đến có trường hợp bị hoại tử. Do vậy, làm thế nào để xử trí, sơ cứu kịp thời trước khi đưa nạn nhân đến bệnh viện là đặc biệt quan trọng.
Để sơ cứu, trước mắt cần động viên và trấn an để người bệnh đỡ lo lắng hốt hoảng, không để họ tự đi lại. Tháo đồ trang sức ở chi bị cắn như nhẫn, vòng, lắc... để tránh gây chèn ép khi chi đó bị sưng.
Bất động chi bị rắn cắn, có thể bằng nẹp, miếng gỗ, que, bìa cứng... Nếu bị cắn ở tay thì cố định bàn tay, cẳng tay, dùng khăn hoặc dây treo quàng lên cổ người bệnh.
Trường hợp bị cắn ở chân thì cố định bàn chân, cẳng chân, đùi. Có thể dùng dây vải hoặc băng vải cố định 2 chân lại với nhau và khẩn trương đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có đủ điều kiện cấp cứu.
Các bác sĩ khuyến cáo không được băng ép, không garot, không chích rạch, giác hút, đắp lá... lên vết rắn cắn vì những kiểu xử lý vết thương do rắn cắn như thế này không có lợi mà còn có thể làm nặng thêm các tổn thương tại chỗ như hoại tử, chảy máu, nhiễm trùng...
Khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn hoặc nghi ngờ các loại rắn độc cắn, nạn nhân tuyệt đối không được ở nhà tự chữa trị bằng các bài thuốc dân gian mà phải khẩn trương đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và tiêm huyết thanh kháng nọc độc càng sớm càng tốt.
Để hạn chế bị rắn cắn, người dân cần phát quang bụi rậm quanh nhà, khi đi ra ngoài vào ban đêm nên dùng đèn pin, đi ủng. Ngoài ra, có thể trồng sả, trồng nén hoặc nuôi chó, mèo quanh nhà để hạn chế rắn xuất hiện.
Hiện nay đang vào mùa nước lũ, hầu hết các cánh đồng bị ngập sâu, các loại rắn về sinh sống ở hàng cây ven kênh, khu vườn ăn trái của người dân hoặc “bò” vào tận nhà và cắn người không phải là chuyện hiếm.
Điển hình, gần đây nhất, chiều 11/10, 10 người dân ở xã Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng, Long An bị rắn lục đuôi đỏ cắn và phải đi cấp cứu.
Trước đó, tại Bình Định, sau đợt lũ kéo dài triền miên, hàng chục người dân tỉnh Bình Định phải nhập viện do bị rắn lục đuôi đỏ cắn. Số người bị rắn độc "tấn công" tăng đột xuất khiến người dân vùng lũ lo lắng. Nguyên nhân được cho là do lũ, nước ngập hang nên rắn bò cả vào nhà dân để cắn người.
Đặc tính của rắn lục đuôi đỏ
Các chuyên gia nhận định, rắn lục đuôi đỏ (hay còn gọi là rắn lục mép trắng, rắn lục tre) có vùng phân bố khá rộng, xuất hiện ở hầu hết các vùng rừng trong cả nước. Loài này sống chủ yếu trên cây, hoạt động vào ban đêm, ăn chuột, thằn lằn, ếch, nhái…
Theo Giáo sư Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam, rắn lục đuôi đỏ sinh sản khá nhiều. Chúng đẻ con chứ không đẻ trứng như nhiều loài rắn khác, mỗi lần đẻ từ 4 đến 14 con.
Các loài thiên địch của chúng trong môi trường như cầy, cáo, chim bìm bịp bị săn bắt nhiều cũng làm gia tăng số lượng rắn. Mặt khác loài rắn này thịt hôi, không có giá trị kinh tế nên không được sử dụng làm thức ăn hay ngâm rượu thuốc, do đó chúng càng có cơ hội phát triển nhanh.
Rắn lục đuôi đỏ không độc như hổ mang hay cạp nong, cạp nia nhưng rất khó phát hiện. Chúng có màu xanh, thường sống trong bụi cây, hang hốc.
Nọc độc của rắn lục đuôi đỏ
Điều đáng ngại là một con rắn chết, thậm chí đầu rắn bị cắt rời vẫn có thể cắn và phóng nọc độc theo phản xạ cho đến 90 phút sau khi chết. Nọc độc của rắn lục đuôi đỏ không tác động lên hệ thần kinh mà thường tác động lên hệ tuần hoàn, gây rối loạn đông máu, sưng nề hoặc hoại tử.
Khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn hoặc nghi ngờ các loại rắn độc cắn, nạn nhân tuyệt đối không được ở nhà tự chữa trị bằng các bài thuốc dân gian mà phải khẩn trương đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất
Đây là loài duy nhất trong họ nhà rắn lục có thể đẻ con. Rắn mẹ lúc mang thai rất hung dữ và độc lực của nọc thời điểm này rất mạnh. Khi bị rắn lục cắn, chỉ vài phút sau tại vết cắn sẽ bị sưng nề nhanh, đau nhức nhiều kèm theo tại chỗ cắn máu chảy liên tục không tự cầm.
Sau khoảng 6 giờ, phần tổn thương sưng nề lan rộng từ vết cắn có thể đến gốc chi dẫn đến toàn chi sưng to, đau nhức, tím, xuất huyết dưới da, xuất huyết trong cơ. Có thể có bọng nước, xuất huyết trong bọng nước. Có thể nhiễm khuẩn tại chỗ, hội chứng khoang.
Toàn thân người bệnh sẽ thấy chóng mặt, lo lắng; có thể xuất hiện tình trạng sốc do mất máu: tụt huyết áp, da đầu chi lạnh ẩm, lơ mơ, thiểu niệu, vô niệu. Có thể có sốc phản vệ do nọc rắn; chảy máu tự phát tại chỗ, nơi tiêm truyền, chảy máu chân răng.
Chảy máu trong cơ, chảy máu tiêu hóa, tiết niệu, chảy máu âm đạo, chảy máu phổi, não, thậm chí có thể suy thận cấp.
Xử trí khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn
Đa số các trường hợp nhập viện do rắn lục đuôi đỏ cắn đều được chữa khỏi do đã có huyết thanh điều trị.
Tuy nhiên, người dân vẫn chưa biết cách sơ cấp cứu khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn dẫn đến có trường hợp bị hoại tử. Do vậy, làm thế nào để xử trí, sơ cứu kịp thời trước khi đưa nạn nhân đến bệnh viện là đặc biệt quan trọng.
Để sơ cứu, trước mắt cần động viên và trấn an để người bệnh đỡ lo lắng hốt hoảng, không để họ tự đi lại. Tháo đồ trang sức ở chi bị cắn như nhẫn, vòng, lắc... để tránh gây chèn ép khi chi đó bị sưng.
Bất động chi bị rắn cắn, có thể bằng nẹp, miếng gỗ, que, bìa cứng... Nếu bị cắn ở tay thì cố định bàn tay, cẳng tay, dùng khăn hoặc dây treo quàng lên cổ người bệnh.
Trường hợp bị cắn ở chân thì cố định bàn chân, cẳng chân, đùi. Có thể dùng dây vải hoặc băng vải cố định 2 chân lại với nhau và khẩn trương đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có đủ điều kiện cấp cứu.
Các bác sĩ khuyến cáo không được băng ép, không garot, không chích rạch, giác hút, đắp lá... lên vết rắn cắn vì những kiểu xử lý vết thương do rắn cắn như thế này không có lợi mà còn có thể làm nặng thêm các tổn thương tại chỗ như hoại tử, chảy máu, nhiễm trùng...
Khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn hoặc nghi ngờ các loại rắn độc cắn, nạn nhân tuyệt đối không được ở nhà tự chữa trị bằng các bài thuốc dân gian mà phải khẩn trương đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và tiêm huyết thanh kháng nọc độc càng sớm càng tốt.
Để hạn chế bị rắn cắn, người dân cần phát quang bụi rậm quanh nhà, khi đi ra ngoài vào ban đêm nên dùng đèn pin, đi ủng. Ngoài ra, có thể trồng sả, trồng nén hoặc nuôi chó, mèo quanh nhà để hạn chế rắn xuất hiện.
Theo Trí thức trẻ
-
Sức khỏe9 giờ trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe9 giờ trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe10 giờ trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe15 giờ trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe18 giờ trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe21 giờ trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.
-
Sức khỏe21 giờ trướcCá là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn cá cùng một số loại thực phẩm "đại kỵ" có thể gây ra những phản ứng hóa học bất lợi, làm giảm giá trị dinh dưỡng, thậm chí gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
-
Sức khỏe22 giờ trướcOmega-3 là một trong những chất có lợi cho sức khỏe của bạn, nhưng bổ sung quá liều lượng cho phép sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới cơ thể.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười đàn ông đi cấp cứu trong tình trạng tê bì chân tay, ngất, mất kiểm soát đại tiểu tiện sau khi dùng củ ấu tàu để tăng cường sức khỏe, chữa bệnh xương khớp.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghiên cứu từ Úc cho thấy thói quen nhâm nhi một món ăn vặt phổ biến có thể giúp người cao tuổi có thêm 3,9 năm sống khỏe mạnh.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMùa đông nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể thay đổi, có những thực phẩm và thói quen ăn uống cần tránh để không làm tổn hại đến sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người thường vứt bỏ thực phẩm khi chúng bắt đầu mọc mầm, cho rằng chúng đã hỏng và không ăn được. Tuy nhiên, sự thật là nhiều loại thực phẩm khi nảy mầm lại chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn gấp nhiều lần so với trạng thái ban đầu.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCủ cải trắng là loại củ quen thuộc trong ẩm thực Việt. Không chỉ là thực phẩm ngon miệng, củ cải trắng còn được mệnh danh là "nhân sâm mùa đông" nhờ giá trị dinh dưỡng cao và nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcLoại cây này lá tưởng bỏ đi nhưng biết cách chế biến rau "tiến vua" vừa tốt cho tiêu hoá và thị lực nhưng lại thường không được tận dụng.