Rước bệnh "khó nói" từ quần áo hàng thùng

Với tâm lý ham rẻ, độc, lạ… nên nhiều chị em trở thành tín đồ của quần áo hàng thùng. Thực tế đã có người khóc dở với các bệnh ngoài da, bệnh vùng kín dai dẳng.

Với tâm lý ham rẻ, độc, lạ… nên nhiều chị em trở thành tín đồ của quần áo hàng thùng. Thực tế đã có người khóc dở với các bệnh ngoài da, bệnh vùng kín dai dẳng.

Quần áo rẻ hơn rau

So với việc mua mới thì quần áo hàng thùng rẻ hơn rất nhiều. Mẫu mã kiểu dáng không khác nào các shop thời trang có tiếng. Với người có thu nhập vài triệu đồng/tháng, bỏ ra một lúc vài trăm nghìn đồng để mua được một bộ "tàm tạm" cũng đã là khoản chi lớn, nhưng nếu chấp nhận xài đồ cũ thì có thể mua được liền mấy bộ.

Tại Hà Nội, khu chợ Đông Tác (Kim Liên, Đống Đa) tấp nập kẻ ra người vào. Không chỉ quần áo người lớn, đồ trẻ con được bày bán thu hút nhiều người mua, giá 10 nghìn/chiếc. Nhiều bà mẹ không ngần ngại chọn quần áo cũ cho con.


Quần áo được bày bán la liệt xuống đất vẫn thu hút người mua. Ảnh: Ngọc Thi

Quần áo được bày bán la liệt xuống đất vẫn thu hút người mua. Ảnh: Ngọc Thi

Theo quan sát, hầu hết quần áo đều bị nhăn nhúm, giãn vãi, thậm chí có quần bị ố vàng phần đũng. Dân mua hàng không chỉ các bà nội trợ mà còn có cả nhân viên văn phòng

Thay vì phải bỏ tiền trăm, tiền triệu để mua áo dạ, choàng, áo da, chị em chỉ cần bỏ ra 150 đến 500 nghìn đồng. Áo sơ mi từ 40 đến 80 nghìn đồng/chiếc.

Theo giới thiệu của một chủ cửa hàng trên phố Đông Tác, quần áo được nhập về từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… “Tuy cũ nhưng mà xịn, chất vải mặc thích lắm, hàng Việt mình không so được đâu. Trước khi đưa về người ta phải khử trùng, đảm bảo yên tâm. Cả nhà tôi đều mặc đồ này”, chủ cửa hàng khoe.


Một góc chợ hàng thùng Đông Tác. Ảnh: Ngọc Thi

Một góc chợ hàng thùng Đông Tác. Ảnh: Ngọc Thi

Chị Hoàng Miên Liễu (Dịch Vọng, Cầu Giấy) sau một thời gian mặc đồ hàng thùng phát hiện mình mọc những nốt đỏ, ngứa, có bọng nước li ti nổi lên. Ban đầu, tưởng mình bị nóng gan nên chị mua thuốc bổ gan về uống. Sử dụng thuốc một thời gian bệnh tình không có dấu hiệu thuyên giảm, đi khám bác sỹ phán do nhiễm nấm từ áo quần bẩn.

Không được may mắn như Liễu, chị Vy T. H, nhân viên văn phòng ở phố Trung Hòa còn mắc bệnh phụ khoa sau khi sử dụng đồ bơi hàng thùng, mặc dù đã giặt trước khi sử dụng.

Cẩn thận bởi hàng thùng đội mác mới

Các chủ buôn hàng thùng lâu năm cho biết, rất nhiều chủ cửa hàng kinh doanh quần áo đến chợ Đông Tác săn lùng quần áo để mang về trà trộn hàng mới, bán với giá cao: “Mọi người cứ tưởng vào trong shop là mới hoàn toàn à? Đầy người đến đây mua hàng thùng giặt sạch, biến nó thành mới đấy”.

Theo phân tích, sau khi được thu mua quần áo sẽ được các chủ cửa hàng xử lý qua các công đoạn tẩy, nhuộm, hấp, làm cứng vải nhằm biến đồ cũ thành đồ mới 90%. Người tiêu dùng rất khó để phân biệt đồ cũ đồ mới, đặc biệt là áo da sau khi được hấp mới.


Chị em không ngần ngại bới để tìm món đồ ưng ý cho bản thân. Ảnh: Ngọc Thi

Chị em không ngần ngại bới để tìm món đồ ưng ý cho bản thân. Ảnh: Ngọc Thi

Trả lời PV ông Nguyễn Duy Hưng - bác sỹ Khoa Da liễu Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Chúng tôi không thể thống kê được số ca mắc bệnh từ hàng thùng bởi số lượng quá nhiều. Quần áo cũ không rõ nguồn gốc, nếu người trước sử dụng mắc bệnh lăng ben, hắc lào, phụ khoa… người sử dụng sau có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Hơn nữa quần áo được các chủ hấp, làm cứng, làm mới…là nguyên nhân gây kích ứng da, đặc biệt với người có làn da nhạy cảm”.

Cũng theo bác sỹ, đồ lót, đồ tắm cũ chứa nguy cơ lây bệnh rất cao. Rất nhiều trường hợp mắc bệnh lậu, hắc lào, nấm vì mặc đồ lót cũ. Như vậy, ngoài nhu cầu mặc đẹp chị em cần chú trọng đến quần áo sạch sẽ. Tốt nhất, chị em nên mặc đồ mới.

Nếu như mua đồ cũ thì không nên thử đồ lót, các loại áo, quần bó sát người. Quần áo mới mua nên giặt bằng nước nóng, phơi ở nơi khô thoáng, nắng to là tốt nhất.

Theo Gia đình & Xã hội



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.