Sán bám chặt hai lá phổi sau khi ăn gỏi cua sống

Sau ăn gỏi cua sống nam thanh niên có dấu hiệu mệt mỏi, sút cân, buồn nôn, đuối sức, ho nhiều. Xét nghiệm cho kết quả dương tính với sán lá phổi

Khoảng 1 tháng trước khi nhập viện nam thanh niên 31 tuổi (ở Điện Biên) có lên chơi nhà bạn ở tỉnh Lai Châu và ăn món gỏi cua sống. Sau hơn 2 tuần, bệnh nhân có dấu hiệu mệt mỏi, sút cân, buồn nôn, khi hoạt động gắng sức cảm thấy khó thở, đuối sức và ho. Bệnh nhân có đi khám nhưng không tìm ra bệnh.

Tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) nam thanh niên nhập viện trong tình trạng tràn dịch/tràn khí màng phổi.

Sán bám chặt hai lá phổi sau khi ăn gỏi cua sống-1
Nam bệnh nhân nhập viện sau 1 tháng ăn món gỏi cua sống

Bác bác sĩ chỉ định tìm sán và kết quả cho thấy bệnh nhân dương tính với ký sinh trùng Paragonimus (sán lá phổi ). Sau khi điều trị bằng thuốc tẩy sán, sức khỏe bệnh nhân dần ổn định.

Theo PGS-TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) sán lá phổi có thể gặp ở mọi lứa tuổi, hay gặp ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Điện Biên, Lai Châu, Sơn La… là những địa phương có tập quán ăn món tôm, cua sống (ăn gỏi hoặc món nướng nhưng chưa chín). Ấu trùng sán lá phổi sau khi vào cơ thể người theo đường ăn uống, sẽ xâm nhập qua thành ruột non, vào khoang bụng. Sau đó, xuyên qua cơ hoành đi lên phổi và tồn tại ở nhu mô phổi.

Sán lá phổi là loài ký sinh trùng có thể gây bệnh ở bất cứ bộ phận nào trong cơ thể như: phổi, não, tủy sống, cơ ngực, tổ chức dưới da, lách, mạc nối lớn, ổ bụng, màng ngoài tim, cơ tim, trung thất, tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, tinh hoàn, niệu quản,… nơi ký sinh chủ yếu là tại phổi.

Sán lá phổi trưởng thành sẽ đẻ trứng và trứng theo đờm ra ngoài hoặc người nuốt đờm trứng sẽ xuống đường tiêu hóa để ra ngoài theo phân. Trứng rơi xuống nước, sau đó trứng nở thành ấu trùng lông, ấu trùng sẽ xâm nhập vào ốc rồi ký sinh ở cua và tôm. Một thời gian sau, bệnh nhân sẽ bị đau ngực, ho kéo dài, ho ra đờm lẫn máu, sút cân và dẫn đến suy kiệt, thậm chí tử vong.

Tuy nhiên, theo PGS Cường vì biểu hiện ho ra máu, ho tức ngực nên rất nhiều chẩn đoán nhầm sang các loại bệnh khác như lao, viêm phổi, hay u phổi. Do đó, nếu xuất hiện các triệu chứng như ho kéo dài, khó thở, ho, đau ngực cần chỉ định cho bệnh nhân xét nghiệm tìm sán, để tránh nhầm lẫn với các bệnh phổi khác.

Theo NLD

Xem link gốc Ẩn link gốc https://nld.com.vn/suc-khoe/san-bam-chat-hai-la-phoi-sau-khi-an-goi-cua-song-20230810171750353.htm

sán lá phổi


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.