Sẽ có hướng dẫn tiêm vaccine cho trẻ em 12 - 17 tuổi trước ngày 15/10

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Bộ sẽ ban hành hướng dẫn tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi trước ngày 15/10.

Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Y tế chia sẻ trong Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành nhằm đánh giá công tác tiêm vaccine phòng COVID-19 diễn ra chiều 11/10. Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cũng nhấn mạnh, đến cuối tháng 10, Việt Nam có thể tiếp nhận khoảng 40 triệu liều vaccine; trong tháng 11 và 12, lượng vaccine về có thể hơn 65 triệu liều.

Trước ngày 15/10, Bộ Y tế sẽ ban hành hướng dẫn tiêm vaccine cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi. Chương trình tiêm chủng quốc gia đang xây dựng tài liệu tập huấn về việc tiêm vaccine cho trẻ em. Cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế cũng đang thảo luận về hình thức triển khai tiêm chủng (ở trường học hay ở địa phương lưu trú).

Về vấn đề tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em, ngày 9/10, Thứ trưởng Bộ Y tế đã trả lời tại hội nghị trực tuyến tiếp xúc cử tri ngành Y tế TP Hồ Chí Minh: Bộ Y tế đang xây dựng hướng dẫn và dự kiến bắt đầu triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi ngay trong tháng 10 năm nay, sau đó sẽ mở rộng ra các nhóm tuổi thấp hơn.

Sẽ có hướng dẫn tiêm vaccine cho trẻ em 12 - 17 tuổi trước ngày 15/10-1Sẽ có hướng dẫn tiêm vaccine cho trẻ em 12 - 17 tuổi trước ngày 15/10-2

Sẽ có hướng dẫn tiêm vaccine cho trẻ em 12 - 17 tuổi trước ngày 15/10-3

(Ảnh minh họa: TTXVN)

Việt Nam hiện có khoảng 25 triệu trẻ em, trong đó TP Hồ Chí Minh có khoảng 1,8 triệu trẻ ở độ tuổi 5 - 18. Các chuyên gia tại TP Hồ Chí Minh đã khẩn thiết đề nghị sớm có kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em trong bối cảnh thành phố dự kiến mở cửa trường học vào đầu năm 2022.

Trên thế giới, các nước đã tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 12 - 18 tuổi. Một số nước cũng tiêm cho trẻ 5 - 12 tuổi, thậm chí từ 2 tuổi trở lên. Mỹ đã tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi. Vaccine Pfizer đang thử nghiệm tiêm cho trẻ từ 5 - 11 tuổi. Bên cạnh đó, vaccine của Cuba có thể tiêm cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và đã triển khai tại nước này.

Tính đến hết ngày 10/10, Việt Nam đã tiếp nhận 87,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế đã phân bổ 81,7 triệu liều qua 57 đợt. Trong 7 ngày gần đây, đã có 21,5 triệu liều vaccine được phân bổ.

Tính đến thời điểm hiện tại, cả nước đã tiêm được 55 triệu liều vaccine, gần 39 triệu người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi 1 (chiếm 54,3% dân số từ 18 tuổi trở lên), 16 triệu người đã tiêm mũi 2 (chiếm 22,1%).

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu phải tăng tốc độ tiêm hơn nữa. Ngoài các tỉnh, thành phố có tốc độ tiêm vaccine tốt vẫn còn một số tỉnh tỷ lệ tiêm vaccine cho người dân thấp so với lượng vaccine được phân bổ như: Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Trị… Đồng thời yêu cầu các địa phương phải xây dựng kế hoạch tiêm vaccine năm 2022.

Theo đề nghị của Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên với các địa phương trong thời gian tới, về đối tượng tiêm, ngoài các đối tượng đã nêu rõ trong Nghị quyết 21, Nghị quyết 105 của Chính phủ và Quyết định 3355 của Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị các địa phương ưu tiên tiêm cho lực lượng tuyến đầu chống dịch (y tế, công an, tổ COVID cộng đồng, quân đội…) vì đây là đối tượng thường xuyên tiếp xúc và nguy cơ cao lây nhiễm SARS-CoV-2.

Ngoài ra, người từ 50 tuổi trở lên; người mắc bệnh nền, người nước ngoài, người lao động làm việc trong doanh nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và nhà máy nhỏ lẻ để nhanh chóng phục hồi sản xuất cũng cần được ưu tiên tiêm chủng.

Theo VTV

 

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtv.vn/xa-hoi/se-co-huong-dan-tiem-vaccine-cho-tre-em-12-17-tuoi-truoc-ngay-15-10-20211012065936419.htm

Covid-19


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.