Sinh mổ: Tai biến rình rập chị em

Hiện nay, tỷ lệ mổ lấy thai ngày càng tăng, vì các bà mẹ cho rằng sinh mổ sẽ giúp đỡ đau và có tính thẩm mỹ hơn. Tuy nhiên, sinh mổ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho cả mẹ lẫn con.

Hiện nay, tỷ lệ mổ lấy thai ngày càng tăng, vì các bà mẹ cho rằng sinh mổ sẽ giúp đỡ đau và có tính thẩm mỹ hơn. Tuy nhiên, sinh mổ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho cả mẹ lẫn con.

Những trường hợp nào nên sinh mổ

Theo lời khuyến cáo của các bác sĩ sản khoa, không phải bà mẹ nào cũng nhất thiết phải sinh mổ, mà chỉ có những trường hợp bất khả kháng không thể sinh thường thì mới nên sinh mổ. Các bác sĩ cũng khuyên các thai phụ tốt nhất nên sinh thường nếu có thể. Thông thường các trường hợp dưới đây thì nên sinh mổ:

- Nhau tiền đạo: là khi nhau thai bám thấp trong tử cung hoặc cản đường ra của thai nhi

- Bạn mang thai sinh ba trở lên

- Thai của bạn quá lớn không thể lọt qua khung xương chậu được

- Bạn bị huyết áp cao hoặc một bệnh nguy hiểm nào đó như tiền sản giật

-  Sức khỏe của bé đang bị đe dọa và bác sĩ cần đưa bé ra thật nhanh

- Thai có ngôi mông

- Sa dây rốn: khi dây rốn rơi về phía trước cản trở việc bé chui ra ngoài

- Bạn đang bị siêu vi trùng Herpes âm đạo, có thể lây sang bé nếu bé ra ngoài qua âm đạo.

Sinh mổ: Tai biến rình rập chị em, Sức khỏe đời sống, Tai bien san khoa, sinh mo de bi tai bien, bac si san khoa, ca sinh mo, nhau thai bam tu cung, huyet ap cao, tre so sinh, mang thai, suc khoe, bao

Về phía các bà mẹ khi sinh mổ có thể xảy ra hai loại tai biến

Những rủi do có thể gặp phải khi sinh mổ

Trong quá trình sinh mổ, chị em có thể gặp phải rất nhiều rủi do ngay tại ca sinh hoặc hậu ca sinh. Về phía các bà mẹ khi sinh mổ có thể xảy ra hai loại tai biến đó là tai biến gần và tai biến xa.

Tai biến gần có thể xảy ra là hiện tượng

+ Nhiễm trùng: có thể bị nhiễm trùng vết mổ, tiết niệu, phổi. Thường gặp là nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng ối gây viêm phúc mạc có thể dẫn đến cắt tử cung trong thời gian hậu phẫu.

+ Tai biến do phẫu thuật như chạm phải các cơ quan lân cận (bàng quang, ruột), khâu phải niệu quản, rò bàng quang – tử cung, rò bàng quang – âm đạo.

+ Chảy máu do chạm phải động mạch tử cung, đờ tử cung tăng nhiều hơn khi gây tê, mê để mổ; chảy máu do rách thêm đoạn dưới.

Ngoài ra còn có thể gặp phải những tai biến khác như: Liệt ruột, bung vết mổ, thoát vị thành bụng, xuất huyết nội, thuyên tắc tĩnh mạch, huyết khối, tử vong cho mẹ, các tai biến do gây mê – hồi sức…

Tai biến xa có thể xảy ra đối với các bà mẹ khi sinh mổ như: Dính ruột, tắc ruột,  tắc ống dẫn trứng gây vô sinh thứ phát, lạc nội mạc tử cung, sẹo trên thân tử cung có thể bị nứt trong những lần có thai sau (nứt khi chưa vào chuyển dạ hoặc khi đã vào chuyển dạ).

Ngoài ra, trong những lần có thai sau, khả năng sẽ phải mổ lại tăng và nếu sinh ngã âm đạo phải giúp sinh bằng giác hút hoặc forceps để giảm nguy cơ nứt vỡ tử cung…

Về phía thai nhi, khi sinh mổ thai nhi có thể bị ảnh hưởng bởi thuốc mê, bị chạm thương trong khi phẫu thuật, hít phải nước ối …

Trẻ sơ sinh khi sinh mổ có nguy cơ suy hô hấp nặng và đe dọa tính mạng do sự can thiệp khi mẹ chưa chuyển dạ, nhất là trẻ được can thiệp sinh mổ ở thời kỳ thai gần đủ tháng (khoảng 37 tuần). Nguyên nhân chủ yếu là do:

+ Bệnh màng trong thường gặp ở trẻ sinh non, với tỉ lệ 3/1.000 trẻ sinh mổ ở tuổi thai 37 tuần, gấp 13 lần so với trẻ ở tuổi thai 38 tuần và gấp 30 lần so với trẻ 39 tuần.

+ Tình trạng ứ đọng dịch phế nang và thể tích khí trong lồng ngực của trẻ giảm gần 50% so với trẻ sơ sinh bình thường.

+ Hiện tượng cao huyết áp phổi tồn tại: cao gấp 5 lần so với trẻ sơ sinh sinh qua âm đạo bình thường.

Mổ lấy thai cũng làm gia tăng nguy cơ trẻ bị chết khi sinh ở lần sinh con tiếp theo (có thể tử cung bị sẹo do cuộc mổ lần trước không tạo điều kiện để lá nhau bám tốt do đó việc cung cấp máu và chất dinh dưỡng nuôi bào thai không đầy đủ)…

Người mẹ cần bao lâu để phục hồi và có thể mang thai lại

Thông thường khi sinh mổ thời gian phục hồi sẽ lâu hơn với những ca đẻ thường, bởi dù không phức tạp, nhưng đây vẫn là một cuộc phẫu thuật thực sự. Thông thường phải cần 20 tới 30 ngày để sản phụ khỏe mạnh trở lại. Tất nhiên để đứng được dậy thì nhanh hơn nhiều, chỉ trong vòng 24h sau sinh. Ban đầu, có thể rất khó khăn khi bước đi. Nếu vùng bụng quá đau, bác sĩ sẽ phải dùng đến thuốc giảm đau có nguồn gốc morphine trong bốn tám giờ đầu. Thời gian sản phụ lưu lại bệnh viện cũng sẽ lâu hơn, thường trong khoảng 5-6 ngày.

Còn vấn đề mất bao lâu để người mẹ có thể mang thai lại, các bác sĩ khuyến cáo nên chờ ít nhất hai đến ba năm để sinh đứa trẻ thứ hai sau khi sinh mổ, và khoảng cách tốt nhất là năm năm. Tuy nhiên, nếu vì lý do tuổi tác hoặc chỉ vì “lỡ kế hoạch” mà có bầu, người mẹ cũng cần tới thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để có lời khuyên chính xác về việc có nên giữ thai lại hay không và những chế độ chăm sóc cần thiết để đảm bảo an toàn cho bà mẹ và thai nhi.

Theo Dân Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.