Sử dụng nồi nhôm sai cách, vô tình rước bệnh vào thân

Các chuyên gia cảnh báo, nếu sử dụng dụng cụ nấu ăn không đảm bảo chất lượng rất có thể, bạn đang đầu độc gia đình một cách từ từ.

Các chuyên gia cảnh báo, nếu sử dụng dụng cụ nấu ăn không đảm bảo chất lượng rất có thể, bạn đang đầu độc gia đình một cách từ từ.

Nếu nhìn bằng mắt thường thì những chiếc nồi nhôm được sản xuất từ những làng nghề thủ công mà nguồn nguyên liệu từ phế thải cũng khá bắt mắt. Tuy nhiên, họ không hề biết rằng những chiếc nồi nhôm kém chất lượng đó khi dùng để nấu nướng, lưu trữ thức ăn sẽ độc hại vô cùng vì các hóa chất, tạp chất bẩn sẽ hòa tan vào thức ăn.


Nấu, lưu trữ thức ăn mặn trong nồi nhôm là thói quen cần sớm loại bỏ. Ảnh minh họa.

Nấu, lưu trữ thức ăn mặn trong nồi nhôm là thói quen cần sớm loại bỏ. Ảnh minh họa.

Theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế, hàm lượng chì có trong sản phẩm nhôm tái chế là 7mg/kg, nếu hàm lượng chì vượt quá sẽ là nguyên nhân làm loãng máu, da xanh, hủy hoại hồng cầu cho người dùng. Ở mức độ nhiều hơn chúng sẽ tích tụ trong gan, thận gây ung thư, giảm chức năng gan và nặng nữa thì gây ngộ độc cấp tính...

Trong quá trình tái chế, do nhôm bẩn còn được độn thêm nhiều loại hóa chất, phụ gia nên các tạp chất này rất dễ bị bung ra trong quá trình đun nấu hay cọ rửa, chà xát mạnh, để lại các vết rỗ trên thành xoong, nồi, ấm đun nước… thôi ra làm nước cọ rửa có màu đen bẩn. Việc lưu trữ thức ăn trong nồi nhôm kém chất lượng sẽ rất độc hại vì các hóa chất, tạp chất bẩn sẽ hòa tan vào thức ăn. Sau một thời gian phơi nhiễm, lượng nhôm tích tụ trong các mô cơ thể có thể gây nhiễm độc nặng như suy thoái não, hay dị hình xương.

Đặc biệt, có thể gây ra tổn hại cho hệ thần kinh như: mất ngủ, căng thẳng, giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của con người, ngăn cản sự phát triển của xương và làm giảm mật độ xương, gây thiếu máu, giảm chức năng gan... Các thức ăn mặn, chua sẽ khiến cho quá trình ăn mòn kim loại càng xảy ra nhanh hơn, khiến cho bề mặt nhôm dễ chuyển màu và bị rỗ nhanh chóng.

Để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân, khi sử dụng đồ nhôm trong ăn uống cần tránh những điều sau đây:


Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

- Không sử dụng đồ nhôm để đựng thức ăn qua đêm, không dùng để đựng những đồ ăn mặn như cá kho, thịt kho, canh chua, không dùng đồ nhôm để muối dưa cà.

- Không để nồi, chảo trên bếp lửa thời gian dài mà không có thức ăn. Nên vặn lửa nhỏ, cho thức ăn vào mới vặn lửa to dần. Nếu không nồi, chảo sẽ bị cháy dẫn đến bong tróc lớp bảo vệ và hiện tượng ăn mòn xảy ra cao hơn.

Trong quá trình nấu nướng, nồi, xoong bị cháy nám cũng không nên dùng vật cứng để chà cạo. Có thể khắc phục bằng cách cho nước pha 10% chất tẩy rửa, đun sôi khoảng 10 phút giúp cho lớp cháy khê bong ra, lúc đó pha nước lạnh vào và dùng vải mềm để lau chùi. Không dùng bàn chải sắt, bùi nhùi bằng kim loại để chà, cạo trên sản phẩm sẽ làm bào mòn lớp ôxít nhôm trên bề mặt.

- Không dùng đồ nhôm gia công không đảm bảo chất lượng, cần lưu ý chọn lựa đồ có lớp phủ của ôxit nhôm đồng nhất, ánh sáng phản quang tốt, nên chọn những sản phẩm đã được kiểm định về chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng…

Theo Gia đình & Xã hội


chất gây ung thư


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.