Sữa đậu nành có thể thành chất độc

Sữa đậu nành là thức uống khoái khẩu của nhiều người khi hè đến. Tuy nhiên, để chúng không trở thành chất độc, gây hại thì người dùng cần chú ý các điểm sau.

Sữa đậu nành là thức uống khoái khẩu của nhiều người khi hè đến. Tuy nhiên, để chúng không trở thành chất độc, gây hại thì người dùng cần chú ý các điểm sau.

Sữa đậu nành có thể thành chất độc 1
Dùng không đúng cách sẽ biến các sản phẩm từ đậu nành thành chất gây hại.

Nhiều người thường uống sữa đậu nành khi ăn trứng. Sữa đậu nành có chất trypsin khi kết hợp với protein trong lòng trắng trứng sẽ dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.

Tránh dùng đậu phụ, đậu nành với mật ong, đường nâu. Trong 2 sản phẩm đậu này thường có nhiều thạch cao, trong mật ong lại có hàm lượng đường cao. Khi dùng chung, thạch cao và đường kết hợp với nhau sẽ gây hiện tượng vón cục, đông cứng trong dạ dày khiến người dùng khó thở, nghiêm trọng sẽ dẫn đến hôn mê.

Cùng đó, mật ong chứa acid formic, đậu nành có nhiều protein, kết hợp 2 loại này sẽ dẫn đến kết tủa, khó tiêu. Người có tiền sử, bệnh lý về tim mạch sẽ tử vong càng nhanh hơn.

Thuốc kháng sinh chứa chất tetracycline, erythromycine sẽ phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành khi dùng chung với nhau. Vì vậy nên uống cách nhau khoảng 1 giờ để tránh sự phân huỷ có hại nêu trên.

Uống sữa đậu nành quá nhiều dễ gây ra khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy. Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng thì với người lớn, không nên uống quá 500ml/ngày.

Sữa đậu nành chưa nấu chín có chứa chất ức chế men trypsin, saponin… nên khi uống sống sẽ gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài, ngộ độc…

Người thể chất kém, tinh thần mệt mỏi hay có triệu chứng của bệnh Gút, thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều nên tránh uống sữa đậu nành vì uống sẽ dẫn đến đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài…

Theo Gia đình & Xã hội


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.