Virus SARS-CoV-2 đáng sợ tới mức nào khi tấn công vào tim người bệnh?

Theo chuyên gia những tổn thương của virus SARS-CoV-2 tại tim về lâu dài có thể để lại di chứng.

PGS.TS Lê Minh Khôi, Trưởng đơn vị hình ảnh học Tim mạch, Trưởng ban Khám và Điều trị bệnh Covid-19, Bệnh viện Đại học Y Dược - TP.HCM cho hay, virus SARS-CoV-2 tấn công chủ yếu vào đường hô hấp (phổi). Tuy nhiên, virus này cũng tấn công vào các bộ phận khác trong cơ thể trong đó có hệ tim mạch…

Diễn biến lâm sàng của bệnh nhân Covid-19 thông thường sẽ có tổn thương thận, nhiễm trùng, viêm cấp, tử vong… thường xuất hiện vào tuần thứ 2 của diễn tiến bệnh.

Một bệnh nhân mắc Covid-19 có thể có những biểu hiện tim mạch cụ thể như: bệnh nhân có bệnh tim mạch sẵn có; hoạt hoá miễn dịch; sốc; rối loạn chuyển hoá; rối loạn đông máu… Tất cả các yếu tố nguy cơ trên có thể gây lên rối loạn mạch, viêm cơ tim, hội chứng vành cấp, thuyên tắc mạch huyết khối, bệnh nhân sốc tim và suy tim.

Virus SARS-CoV-2 đáng sợ tới mức nào khi tấn công vào tim người bệnh?-1

Virus SARS-CoV-2 tấn công chủ yếu vào đường hô hấp (phổi) và nhiều cơ quan khác.

Tại Ý đã khảo sát bệnh lý nền ảnh hưởng tới mức độ nặng của bệnh nhân. Trong nhóm nghiên cứu 335 bệnh nhân tử vong liên quan tới Covid-19 có tới: 30% có bệnh lý tim; đái tháo đường 35%; 24,% bệnh nhân có rung nhĩ, 20% ung thư tiến triển… Bệnh lý nền làm tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân ở Covid-19.

Theo PGS.TS Khôi, bản thân bệnh Covid-19 ảnh hưởng 8-12% tổn thường cơ tim cấp, biến chứng mạch vành cấp, rối loạn chức năng, suy tim… Những tổn thương trên tim sẽ có thể để lại di chứng.

Virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp, chủng virus corona mới này là cùng loài với virus gây bệnh SARS từng gây ra đại dịch năm 2003 và gần đây nhất là bệnh MERS (2012). Trong quá khứ bệnh SARS và MERS đã thấy rõ bệnh nhân có vấn đề về tim mạch.

PGS.TS Khôi cho biết, bệnh Covid-19 cũng có những tác động tới bệnh tim mạch. Ở giai đoạn đầu diễn biến lâm sàng khi virus xâm nhập từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 3 cơ thể sẽ tạo ra đáp ứng viêm rất mạnh. Đáp ứng viêm của cơ thể sẽ gây ra tổn thương phổi gây ra Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS), sốc và gây lên suy tim.

Bản thân virus khi vào cơ thể cũng gây ra những tổn thương cho các cơ quan trong cơ thể. Nhưng phản ứng viêm quá mạnh, mất điều phối của cơ thể tự tổn thương chính cơ thể của chúng ta. Sau thời gian virus phát tán cao sẽ gây viêm mạch máu và rối loạn đông máu, biến chứng tim đồng thời là cơn bão cytokine sẽ xuất hiện muộn gây tử vong suy cơ quan.

Virus diễn biến tổn thương tới tiêm mạch cụ thể như sau:

- Virus có thể gây tổn thương mạch máu; hoặc virus gây lên hội chứng viêm toàn thân (cơn bão cytokine); hoặc là tế bào nội mô thay đổi từ trung tính chuyển sang tăng đông gây dễ xảy ra đông máu; hoặc virus gây kích thích hệ giao cảm quá mức; hoặc là virus gây ra ARDS và nhiễm trùng. 5 yếu tố trên gây lên tăng hiện tượng nhồi máu cơ tim cấp.

- Suy tim: Hội chứng ARDS, kích hoạt hệ thống giao cảm, tổn thương viêm hoại tử làm tăng nguy cơ viêm cơ tim, suy tim.

- Viêm cơ tim, cytokine, kích giao cảm: tăng nguy cơ rồi loạn nhịp tim ở bệnh nhân.



Theo Tổ Quốc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://toquoc.vn/virus-sars-cov-2-dang-so-toi-muc-nao-khi-tan-cong-vao-tim-nguoi-benh-82020294193842284.htm

SARS-CoV-2

Covid-19


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.