Trào lưu cố tình mắc COVID-19 để 'tăng miễn dịch': Chuyên gia cảnh báo nguy hiểm khó lường

Hiện đang có trào lưu cố tình nhiễm COVID-19 để tăng miễn dịch. Các chuyên gia nói rằng điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Khi số ca nhiễm Omicron ở Mỹ đang tăng vọt, một số chuyên gia dự đoán phần lớn dân số Mỹ cuối cùng đều sẽ nhiễm COVID-19 vào một thời điểm nào đó trong đời.

Trong một phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ hôm thứ 3 vừa rồi, quyền Ủy viên Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), bác sĩ Janet Woodcock, thậm chí còn nói rằng "hầu hết mọi người sẽ bị nhiễm COVID".

Vào giữa tháng 12, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, cho biết chỉ riêng vaccine sẽ không thể bảo vệ chúng ta chống lại Omicron. Vào cuối tháng 12, một nhà dịch tễ học nói với BBC News: "Chúng ta phải thực tế; chúng ta sẽ không thể ngăn chặn Omicron".

Trào lưu cố tình mắc COVID-19 để tăng miễn dịch: Chuyên gia cảnh báo nguy hiểm khó lường-1
Một số người nghĩ rằng cố tình nhiễm COVID-19 sẽ giúp họ tăng cường khả năng miễn dịch sau khi họ khỏe trở lại.

Trong những ngày gần đây, trên mạng xã hội Mỹ và một số quốc gia châu Âu xuất hiện nhiều bài đăng về các bữa tiệc COVID-19. Tại các bữa tiệc này, mọi người sẽ cố tình tiếp xúc với những người bị nhiễm bệnh.

Một nhà hàng ở Ý đang tính phí 150 USD cho những ai vừa muốn uống rượu vang hảo hạng trong bữa tối vừa muốn tiếp xúc với người mắc COVID-19.

Nhưng các chuyên gia y tế công cộng nói rằng cố tình nhiễm COVID-19 là một ý tưởng tồi tệ.

Lây lan nhanh không có nghĩa là mọi người đều nhiễm bệnh
Bác sĩ Greg Poland, Giáo sư y khoa và bệnh truyền nhiễm tại Đại học Y khoa và Khoa học Mayo Clinic ở Rochester, Mỹ, cho biết: "Chúng ta hoàn toàn có thể tránh được viễn cảnh tất cả mọi người đều nhiễm Omicron. Hiện tỷ lệ lây nhiễm có thể cao hơn… nhưng những người được tiêm vaccine và đeo khẩu trang vẫn được bảo vệ tốt trước nguy cơ nhiễm bệnh".

Bác sĩ Aaron Glatt, trưởng khoa bệnh truyền nhiễm, nhà dịch tễ học bệnh viện tại bệnh viện Mount Sinai South Nassau ở Oceanside, New York, Mỹ, nói thêm: "Tôi nghĩ rằng nó [Omicron] chắc chắn đang lan truyền như điên. Nó rất dễ lây lan và sẽ ảnh hưởng đến ngay cả những người được tiêm vaccine và tiêm tăng cường". Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là tất cả mọi người đều sẽ nhiễm bệnh, bác sĩ Glatt nói.

Tiến sĩ Omai B.Garner, giám đốc vi sinh lâm sàng của Hệ thống Y tế Đại học California, Los Angele, Mỹ, cũng nói rằng "giờ chắc chắn không phải lúc nói rằng mọi người sẽ nhiễm bệnh". Nói vậy sẽ khiến mọi người ngừng phòng chống COVID-19, và nếu điều đó xảy ra, người bị suy giảm miễn dịch và người chưa tiêm chủng sẽ gặp rủi ro, bác sĩ Garner nói.

Cũng theo vị chuyên gia này, đây vẫn là một căn bệnh rất nguy hiểm đối với những người không được tiêm chủng, trong đó có cả trẻ em dưới 5 tuổi ở Mỹ.

Trào lưu cố tình mắc COVID-19 để tăng miễn dịch: Chuyên gia cảnh báo nguy hiểm khó lường-2Nhân viên y tế điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Ý.

Cố tình nhiễm COVID-19 – tiềm ẩn nhiều nguy cơ
Bác sĩ Poland nói ý tưởng cố tình nhiễm COVID-19 là một sai lầm.

Mọi người có thể nhầm lẫn khi nghĩ rằng "miễn dịch tự nhiên" hay "miễn dịch do nhiễm bệnh" sẽ không có bất kỳ hậu quả tiêu cực nào. Một quan niệm sai lầm khác là cho rằng sau khi nhiễm bệnh, khả năng miễn dịch sẽ kéo dài.

Cũng theo bác sĩ Poland, mọi người đang hiểu sai về những nghiên cứu nói rằng biến thể Omicron "nhẹ hơn" biến thể Delta. Ông cho biết nếu bạn không được tiêm vaccine hoặc tiêm không đầy đủ và bị nhiễm biến thể Omicron, tiên lượng của bạn tốt hơn so với biến thể Delta, nhưng bạn vẫn có thể bị bệnh nặng và tử vong.

Bác sĩ Glatt nói thêm: "Tôi chắc chắn sẽ không khuyên mọi người ra ngoài và cố gắng nhiễm Omicron. Nếu ai đó bị nhiễm bệnh, hồi phục rồi khỏe lại, điều đó sẽ tăng cường khả năng miễn dịch, giống như bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào. Nhưng điều đó có nghĩa là bạn sẽ phải bị ốm", và đó không phải là một ý hay.

Bác sĩ Poland cho biết một suy nghĩ sai lầm khác là cho rằng các chuyên gia đã biết mọi thứ cần biết về Omicron. Điều đó không đúng, chuyên gia nói, và vẫn còn rất nhiều điều các nhà khoa học chưa biết về Omicron nói riêng và COVID-19 nói chung.   

Khi nào đại dịch kết thúc?

Mới đây, các chuyên gia Mỹ dự đoán sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron có thể giúp COVID-19 chuyển từ đại dịch sang bệnh đặc hữu sau vài tháng nữa.

Nhiều người tin rằng sự gia tăng số ca nhiễm Omicron hiện tại ở Mỹ sẽ đạt đỉnh vào giữa tháng 1. Một số chuyên gia lưu ý rằng số ca bệnh đã giảm đáng kể ở Nam Phi, nơi mà biến thể này được báo cáo lần đầu tiên vào cuối tháng 11.

Tiến sĩ William Schaffner, giáo sư y tế dự phòng tại Đại học Vanderbilt ở Tennessee, giám đốc y tế của Quỹ Quốc gia về Bệnh Truyền nhiễm, Mỹ, nói với Healthline: "Để từ đại dịch trở thành bệnh đặc hữu, mức độ miễn dịch của quần thể phải tăng lên mức miễn dịch cộng động. Virus càng dễ lây lan, bạn càng cần mức độ miễn dịch cộng đồng cao để kiềm chế virus cho đến khi nó chỉ còn âm ỉ".

Biến thể Omicron đang lan truyền nhanh và rộng đến mức đến một thời điểm nào đó, sẽ có đủ số người có khả năng miễn dịch nhờ tiêm vaccine hoặc từng nhiễm bệnh. Và khi đó, đại dịch COVID-19 có thể dần kết thúc.

Tiến sĩ Schaffner nhận định: "Nếu không có một biến thể mới xuất hiện, chúng ta có thể đạt được mức độ bệnh đặc hữu nào đó vào đầu năm 2022".

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doanhnghieptiepthi.vn/trao-luu-co-tinh-mac-covid-19-de-tang-mien-dich-chuyen-gia-canh-bao-nguy-hiem-kho-luong-16122140115335950.htm

Covid-19


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.