Trào ngược dạ dày - bệnh tưởng đơn giản nhưng không nhiều người hiểu

Theo American College of Gastroenterology, có ít nhất 15 triệu người Mỹ hoặc 20% dân số Mỹ mắc căn bệnh trào ngược dạ dày.

Theo American College of Gastroenterology, có ít nhất 15 triệu người Mỹ hoặc 20% dân số Mỹ mắc căn bệnh trào ngược dạ dày.

Tình trạng Trào ngược dạ dày có thể xuất hiện phổ biến khi ăn quá nhiều, nằm xuống sau khi ăn hoặc ăn các thực phẩm đặc biệt. Đây là tình trạng không ít người gặp phải nhưng không nhiều người hiểu rõ.

Trào ngược dạ dày là gì?

Bệnh trào ngược dạ dày xảy ra khi axit dạ dày thường xuyên chảy ngược vào ống nối giữa miệng và dạ dày (thực quản). Tình trạng trào ngược này có thể kích thích niêm mạc thực quản của bạn.

Một số người thỉnh thoảng lại xuất hiện căn bệnh này. Trào ngược axit nặng xảy ra ít nhất hai lần một tuần, còn nếu bệnh nhẹ đến vừa thì chỉ xuất hiện mỗi lần 1 tuàn.

Hầu hết mọi người đều có thể làm thuyên giảm triệu chứng của trào ngược bằng cách thay đổi lối sống và tự mua thuốc không theo toa. Nhưng những trường hợp nặng hơn thì cần đến thuốc được bác sĩ chỉ định, thậm chí là phẫu thuật để điều trị.

Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Bất kì bệnh nào cũng có thể thuyên giảm hoặc biến chứng xấu đi, tùy theo cách sinh hoạt và chữa trị của bệnh nhân.

Đối với căn bệnh trào ngược dạ dày, nó có thể gây ra những biến chứng kinh khủng cho sức khỏe của bạn, ví dụ như:

- Hẹp thực quản: Sau những tác hại đến từ axit dạ dày, thực quản dễ hình thành những mô sẹo, khiến đường thực quản bị thu hẹp, dẫn đến các vấn đề về nuốt.

- Loét thực quản: Axit dạ dày có thể làm mòn mô thực quản, gây ra các vết loét hở. Từ đó, chúng sẽ chảy máu, gây đau đớn và khó chịu khi nuốt.

- Barrett thực quản: Axit còn có thể gây ra những thay đổi ở mô lót thực quản dưới. Những thay đổi này sẽ làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.

Trào ngược dạ dày - bệnh tưởng đơn giản nhưng không nhiều người hiểu-1

Nguyên nhân trào ngược dạ dày

Tình trạng trào ngược dạ dày xuất hiện do axit dạ dày thường xuyên bị trào ngược.

Khi bạn nuốt, một loại cơ ở đáy thực quản có hình vòng tròn (cơ vòng thực quản dưới) sẽ giãn ra để thức ăn và chất lỏng chảy vào dạ dày. Sau khi nuốt xong, cơ vòng sẽ đóng lại.

Nếu cơ vòng này xuất hiện những biểu hiện bất thường, bị “dão” ra hoặc yếu đi thì axit dạ dày có thể chảy ngược trở lại thực quản. Sự trào ngược liên tục của axit sẽ kích thích lớp lót thực quản, làm nó bị viêm nhiễm.

Do bệnh lý

- Mắc bệnh thoát vị hiatal;

- Mang thai khiến áp lực bụng tăng;

- Ảnh hưởng của thuốc như estradiol hoặc estrogen, Prometrium ( progesterone ), Valium (diazepam ), hoặc chất chẹn beta;

- Viêm loét dạ dày, tá tràng;

- Yếu tố bẩm sinh như: cơ thắt thực quản dưới yếu, sa dạ dày, thoát vị cơ hoành ...

Do lối sống

- Béo phì, không kiểm soát được cân nặng;

- Thường xuyên hút thuốc lá; 

- Sử dụng thực phẩm chứa nhiều caffein và carbonate; 

- Thói quen ăn uống không lành mạnh: ăn nhiều đồ chiên rán, thức ăn nhanh, đồ ăn chứa axit, hay ăn đêm, ...;

- Nằm ngay sau khi ăn;

- Ngủ sai tư thế.

Triệu chứng của trào ngược dạ dày

Các dấu hiệu thường gặp nhất của căn bệnh này là:

- Cảm giác nóng rát ở ngực (ợ nóng), thường xuất hiện sau khi ăn và tệ hơn vào ban đêm;

- Tức ngực;

- Khó nuốt;

- Trào ngược thức ăn hoặc chất lỏng chua;

- Cảm giác vướng như có khối u trong cổ họng.

Đặc biệt, đối với những bệnh nhân thường gặp tình trạng trào ngược axit ban đêm, họ còn phải trải qua:

- Ho mãn tính;

- Viêm thanh quản;

- Bệnh hen;

- Gián đoạn giấc ngủ.

Cách chữa trào ngược dạ dày

Chẩn đoán

Để xác nhận căn bệnh trào ngược axit dạ dày và kiểm tra các biến chứng, bác sĩ khuyên bạn nên:

- Nội soi đại tràng: Kết quả về trào ngược có thể bình thường, nhưng nội soi đại tràng có thể phát hiện viêm thực quản, lấy mẫu mô để xét nghiệm biến chứng như Barrett thực quản.

- Xét nghiệm thăm dò axit Ambulatory (pH): Việc xét nghiệm này sẽ xác định cho bác sĩ biết khi nào và trong bao lâu tình trạng trào ngược axit xảy ra.

- Đo huyết áp thực quản: Nó sẽ đo các cơn co thắt trong thực quản khi bạn nuốt, đồng thời lấy số liệu về huyết áp thực quản cũng như lực tác dụng của các cơ thực quản.

- Chụp X-quang hệ thống tiêu hóa trên: Bác sĩ sẽ dễ dàng thấy được hình ảnh của của thực quản, dạ dày và ruột già.

Điều trị

- Phẫu thuật Nissen: Đây là một thủ thuật xâm lấn được thực hiện để khôi phục lại chức năng của các cơ vòng thực quản dưới (van giữa thực quản và dạ dày). Các chuyên gia sẽ quấn dạ dày xung quanh thực quản, tạo ra một “van chức năng” mới giữa thực quản và dạ dày, giúp ngăn ngừa trào ngược axit từ dạ dày vào thực quản.

- Sử dụng vòng hạt thay thế cho cơ vòng thực quản: Một vòng các hạt từ nhỏ xíu được quấn xung quanh đường giao nhau của dạ dày và thực quản. Sức hút từ trường giữa các hạt đủ mạnh để giữ cho đường giao nhau đóng lại đối với axit trào ngược, nhưng đủ yếu để cho phép thức ăn đi qua. Thiết bị Linx này có thể được cấy ghép bằng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu.

- Những loại thuốc không theo toa:

+ Thuốc kháng axit: Có tác dụng trung hòa axit dạ dày, như Mylanta, Rolaids, Tum.

+ Thuốc giảm sản xuất axit: Bao gồm cimentidin (Tagamet HB), famotidin (Pepcid AC), nizatidine (Axid AR) và ranitidine (Zantac), ... có khả năng giảm sản xuất axit ở dạ dày đến 12 giờ.

+ Thuốc ngăn chặn sản xuất axit và chữa lành thực quản: Còn được gọi là chất ức chế bơm proton, cho phép mô thực quản lành lại theo thời gian. Chúng bao gồm lansoprazole (Prevacid 24 HR) và omeprazole (Prilosec OTC, Zegerid OTC).

- Thay đổi lối sống:

+ Duy trì cân nặng khỏe mạnh;

+ Bỏ thuốc lá;

+ Nâng đầu giường lên hoặc ngủ với tư thế nửa thân từ thắt lưng cao hơn;

+ Nghỉ ngơi sau bữa ăn ít nhất 3 tiếng trước khi nằm xuống;

+ Nhai kĩ và nuốt chậm;

+ Tránh thực phẩm kích thích trào ngược như đồ ăn nhiều chất béo, đồ chiên rán, sốt cà chua, rượu, sô cô la, bạc hà, tỏi, hành tây và caffeine;

+ Tránh mặc quần áo bó sát.

Trào ngược dạ dày nên ăn gì?

Đối với căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, bạn cần hết sức lưu ý về thực phẩm nạp vào cơ thể. Không chỉ kiêng những món ăn đã nêu trên, bạn cần bổ sung những thực phẩm hỗ trợ điều trị trào ngược axit như:

- Bánh mì, bột yến mạch, ...: Trung hòa và giảm axit;

- Sữa dê, sữa gầy được hâm ấm: Giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, không nên uống sữa bò vì có tính axit nhẹ;

- Các loại hạt đậu ngoại trừ đậu xanh, đậu đen, đậu tương, đậu Hà Lan: Do các loại đậu được nêu chứa carbohydrat phức hợp, dễ làm đầy bụng, còn những loại đậu khác chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa;

- Gừng: Chống viêm;

- Sữa chua: Chứa nhiều men lợi khuẩn, hỗ trợ khả năng tiêu hóa.

Theo Khám phá


Bệnh đau dạ dày

trào ngược dạ dày

ung thư dạ dày


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.