- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hơn 82.000 trẻ em Malaysia nhiễm COVID-19: Trẻ em mắc COVID-19 có nghiêm trọng như người lớn không?
Trẻ dưới 1 tuổi và trẻ có những bệnh nền nhất định có thể rơi vào tình trạng nghiêm trọng do COVID-19.
Hơn 82.000 trẻ em Malaysia nhiễm COVID-19
Ngày 31/5, Bộ trưởng Y tế Malaysia Adham Baba thông báo trong tổng số 82.341 ca nhiễm COVID-19 ở trẻ nhỏ có tới 19.851 trường hợp là trẻ em dưới 4 tuổi và 8.237 ca nhiễm trong độ tuổi 5-6. Số ca nhiễm COVID-19 trong các độ tuổi 7-12 và 13-17 tại Malaysia lần lượt là 26.851 và 27.402 trường hợp.
Một đứa trẻ được kiểm tra Covid-19 ở Shah Alam. Ảnh AFP/Mohd Rasfan
Mặc dù chưa có trường hợp bệnh nhi mắc COVID nào phải vào phòng chăm sóc tích cực nhưng Bộ trưởng Baba vẫn bày tỏ lo ngại về con số hơn 82.000 ca nhiễm ở trẻ nhỏ. Ông khuyên các bậc cha mẹ hoặc người giám hộ cần có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ trẻ khỏi bị lây nhiễm bệnh, chẳng hạn như không đưa con cái đến những nơi đông người.
Bộ trưởng Y tế nước này thậm chí còn cảnh báo luật pháp nước này không có quy định phạt phụ huynh đưa con đến nơi đông người, nhưng có thể mở điều tra nếu để các con lây nhiễm nCoV.
COVID-19 có ảnh hưởng đến trẻ em giống như ở người lớn không?
Theo WHO, trong khi hầu hết trẻ em bị COVID-19 có các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng gì, chúng vẫn có thể lây bệnh cho người khác. Ngoài ra, bệnh COVID-19 nghiêm trọng và tử vong đã được báo cáo ở trẻ em dưới một tuổi và những người có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn có thể dễ bị bệnh nặng hơn.
Hầu hết trẻ em nhiễm COVID-19 có triệu chứng nhẹ hay không hề có triệu chứng. Tuy nhiên, một số trẻ em có thể bị bệnh nặng, cần phải nhập viện, săn sóc tích cực hay sử dụng máy thở để hô hấp. Trong một số ít trường hợp, các em có thể tử vong.
Trẻ dưới 1 tuổi và trẻ có những bệnh nền nhất định có thể rơi vào tình trạng nghiêm trọng do COVID-19
Trẻ em dưới 1 tuổi có thể có khả năng mắc bệnh nghiêm trọng hơn do COVID-19. Những trẻ em khác, bất kể ở độ tuổi nào, nếu có bệnh nền sau đây cũng có thể có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng hơn so với những trẻ em khác:
- Bệnh hen suyễn hay phổi mãn tính
- Tiểu đường
- Bệnh về di truyền, thần kinh hay chuyển hóa
- Bệnh hồng huyết cầu hình lưỡi liềm
- Bệnh tim bẩm sinh
- Ức chế miễn dịch (hệ miễn dịch yếu do các bệnh nhất định hay đang sử dụng thuốc điều trị có tác dụng phụ làm suy yếu hệ miễn dịch)
- Tính phức tạp về mặt y tế (những trẻ có nhiều bệnh mãn tính ảnh hưởng tới nhiều phần của cơ thể hoặc phụ thuộc vào công nghệ và các hỗ trợ quan trọng khác cho cuộc sống hàng ngày)
- Béo phì.
Các quốc gia xem xét và cấp phép sử dụng vaccine COVID-19 cho trẻ em
Trẻ em không được đưa vào các thử nghiệm ban đầu đối với vaccine COVID-19 vì hệ thống miễn dịch của chúng khác với người lớn và có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào độ tuổi của chúng. Chính vì vậy, thời gian trước đây, vaccine COVID-19 không được khuyến cáo tiêm chủng cho trẻ em.
Tuy nhiên, gần đây, các quốc gia đã xem xét lại việc tiêm vaccine cho trẻ em.
Ngày 11/5, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã cho phép tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược Pfizer và đối tác BioNTech cho trẻ em từ 12 đến 15 tuổi. Bà Janet Woodcock, quyền ủy viên FDA, gọi việc mở rộng tiêm ngừa cho những người dưới 16 tuổi là "một bước quan trọng trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19".
Theo thông báo của Bộ Y tế Ấn Độ, sau khi kiểm tra cẩn thận, DCGI ngày 12/5 đã chấp thuận khuyến nghị của một ủy ban chuyên gia về vaccine và cho phép hãng dược phẩm Bharat Biotech của Ấn Độ thực hiện giai đoạn 2 và 3 thử nghiệm lâm sàng vaccine Covaxin ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 2 đến 18 tuổi. Bộ này cho biết Covaxin là loại vaccine gồm 2 mũi tiêm, mũi thứ 2 cách mũi đầu tiên 28 ngày.
Ngày 31/5, Cơ quan Quản lý Dược phẩm Italy (Aifa) cũng đã cấp phép sử dụng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-15 tuổi. Tuần trước, Đức cũng tuyên bố muốn tiêm chủng cho tất cả người dân từ 12 tuổi trở lên trước cuối mùa hè này.
Cũng trong ngày 31/5, Ủy viên phụ trách y tế của Liên minh châu Âu (EU) Stella Kyriakides cho biết Ủy ban châu Âu đã cấp phép sử dụng vaccine phòng COVID-19 của hãng dược Pfizer cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên.
Theo Pháp luật và bạn đọc
-
Sức khỏe18 phút trướcCó nhiều thực phẩm được mệnh danh là thuốc kháng sinh tự nhiên, cực tốt cho sức khỏe trong việc ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng cũng như nâng cao hệ miễn dịch, bổ thận, ấm phổi,...
-
Sức khỏe3 giờ trướcNhiều phòng khám quảng cáo sẽ chữa hết chứng ngáy ngủ chỉ qua một lần điều trị song thực tế có như đồn thổi.
-
Sức khỏe3 giờ trướcMột cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất đi thị lực và đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh viễn vì loại đồ ăn được giới trẻ cực ưa chuộng.
-
Sức khỏe4 giờ trướcNhững dấu hiệu này là kết quả của nghiên cứu dựa trên 130.000 người tham gia.
-
Sức khỏe6 giờ trướcMột trong những sai lầm khiến người bệnh tiểu đường bị biến chứng nặng nề đó là nghĩ mình đã uống thuốc là đủ nên tự cho mình ăn uống theo sở thích.
-
Sức khỏe6 giờ trướcĐột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, xu hướng tăng và ngày càng trẻ hóa, các bác sĩ chỉ ra những người dễ bị đột quỵ thường mắc 9 thói quen này.
-
Sức khỏe6 giờ trướcĐạp xe là hoạt động tốt cho sức khoẻ, vậy nên đạp xe bao nhiêu phút mỗi ngày?
-
Sức khỏe17 giờ trướcBệnh nhi 4 tuổi mệt mỏi, sụt 3,5kg trong một tháng, đến viện cấp cứu với đường huyết tăng rất cao, chẩn đoán bị nhiễm toan ceton đái tháo đường mức độ nặng, tiên lượng tử vong.
-
Sức khỏe23 giờ trướcTập luyện thể dục, thể thao rất tốt cho sức khoẻ nhưng một số nhóm người có bệnh lý nền cần lưu ý để tránh hệ luỵ đáng tiếc có thể xảy ra.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKết quả xét nghiệm ADN khẳng định anh Hà và cậu con trai đầu lòng không cùng huyết thống, đây cũng là bí mật động trời vợ anh giấu kín suốt một thập kỷ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSầu riêng không chỉ hấp dẫn về hương vị mà còn được mệnh danh là loại quả "đại bổ", với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích tuyệt vời, sầu riêng cũng tiềm ẩn những tác hại nhất định đối với một số đối tượng.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTáo đỏ kết hợp với gừng rất tốt cho sức khoẻ, vậy uống táo đỏ với gừng có tác dụng gì?
-
Sức khỏe1 ngày trướcThịt bồ câu, một loại thực phẩm quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, từ lâu đã được biết đến với hương vị thơm ngon và giàu giá trị dinh dưỡng. Không chỉ là món ăn ngon miệng, thịt bồ câu còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời, được ví như "thần dược" từ thiên nhiên.