Trẻ sơ sinh có thể tử vong do bị lắc mạnh

Đùa giỡn hoặc dọa nạt cho trẻ nín khóc bằng cách lắc mạnh có thể khiến trẻ bị tổn thương não, thậm chí tử vong.

Đùa giỡn hoặc dọa nạt chotrẻ nín khóc bằng cách lắc mạnh có thể khiến trẻ bị tổn thươngnão, thậm chí tử vong.

Ai trong chúng ta cũng mộtlần nhấc bổng, tung hứng, rung lắc khi chơi đùa với trẻ. Thế nhưng ítai biết sự xoay trở tư thế đột ngột có thể gây ra chảy máu não, mùmắt, điếc hoặc tử vong do hội chứng trẻ bị lắc.

Tổn thương nặng nhưng khó nhậnbiết

TS-BS Nguyễn Công Nghĩa, BVPhụ sản Hà Nội, cho biết: Hội chứng trẻ bị lắc là dạng nặng củachấn thương đầu và não gây ra bởi rung lắc mạnh ở trẻ sơ sinh hoặctrẻ nhỏ. Hội chứng này thường xảy ra ở trẻ dưới hai tuổi và nhiềunhất ở trẻ dưới chín tháng tuổi.

Trẻ sơ sinh có thể tử vong do bị lắc mạnh

Không nên tung hứng trẻ

Đầu của trẻ sơ sinh có kíchthước lớn và nặng, khoảng 1/4 so với toàn cơ thể. Trong đầu có nhữngkhoảng trống giữa não và xương sọ cho phép não tiếp tục lớn và pháttriển. Não của trẻ thì mềm với màng mỏng, còn các cơ và dây chằngvùng cổ thì yếu và chưa phát triển cũng chưa thể chịu đựng được sứcnặng của đầu. Khi bị rung lắc, xương sọ mềm và dẻo của trẻ khôngchịu được những lực này, sẽ chuyển lực tới não, khi não không có sựdi chuyển đồng bộ và gây ra sự va đập trở lại tới xương sọ, làm giậpnão, tăng áp lực, phù và chảy máu trong não.

Các tĩnh mạch lớn dọc theophía ngoài não cũng mỏng manh và dễ rách, gây chảy máu, máu tụ dướimàng cứng, ngoài màng cứng, dưới màng nhện, tăng áp lực nội sọ.

Những tổn thương này rất khónhận biết bằng mắt thường. Có thể là vĩnh viễn hoặc để lại tổnthương lâu dài, đến 5-6 tuổi mới phát hiện được như chậm phát triểntrí tuệ, thị lực kém, rối loạn hành vi nói và nghe, động kinh, tổnthương kỹ năng nhận thức và có thể tử vong. Ngoài ra, hội chứng nàycòn gây ra chảy máu võng mạc, dẫn đến giảm thị lực, mù và các chấnthương khác ở cột sống, xương sườn.

Không ôm trẻ khi cãi cọ, giậndữ

Theo bác sĩ Nghĩa, khi trẻcó những dấu hiệu của hội chứng trẻ bị lắc, cần gọi cấp cứu gấp. Phụhuynh đừng cố đưa trẻ tới bệnh viện trên các phương tiện thông thường,đừng bế xốc trẻ lên hay cố gắng lắc thêm làm cho trẻ tỉnh lại, cũngđừng cho trẻ ăn lúc này. Nếu trẻ ngưng thở trước khi có cấp cứu hỗtrợ, cần phải cấp cứu nhân tạo để trợ giúp.

Nhận biết bệnh và điều trịbệnh rất khó khăn nhưng cách đề phòng lại rất đơn giản: Không bao giờlắc trẻ, kể cả khi vui đùa hay giận dữ. Khi di chuyển trẻ, hãy giữcổ ở tư thế tương đối cố định. Không ôm giữ trẻ khi đang cãi cọ. Ngoàira, hãy giáo dục kỹ lưỡng người chăm sóc trẻ và đừng bắt buộc họphải luôn luôn làm mọi cách để đứa trẻ không khóc.

Dấu hiệu của hội chứng trẻ bị lắc
 

- Trẻ bị kích thích mạnh, thay đổi hành vi thông thường, không tiếp xúc.


- Đờ đẫn, lơ mơ, hoặc ngủ mê mệt, cơ nhão.


- Da xanh tái, nhìn thấy rõ nhất ở vùng trán.


- Ăn, khó bú, khó nuốt hoặc nôn không có lý do rõ ràng.


- Khó thở, ngừng thở hoặc co giật.


- Cổ sưng nề, cứng, quẹo về một bên, khó quay.


Phạt tù cha mẹ gây ra hội chứng trẻ bị lắc


Tại Mỹ, ước tính có khoảng 1.200 đến 1.400 trẻ bị chấn thương hoặc chết do rung lắc mỗi năm (theo Trung tâm Quốc gia kiểm soát hội chứng trẻ bị lắc). Tuy nhiên, con số này có thể cao hơn nhiều bởi nhiều trường hợp không phát hiện được.

Tất cả các bệnh viện sản khoa của Mỹ đã cung cấp băng hình để đào tạo cho cha mẹ về hội chứng này. Luật pháp Mỹ cũng quy định buộc tội ngược đãi và hình phạt tù những người làm cha mẹ đã gây hội chứng này cho trẻ mặc dầu không cố ý.

Theo Trẻ sơ sinh có thể tử vong do bị lắc mạnh



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.