- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Triệu chứng khác biệt khi nhiễm Omicron
Theo chuyên gia, tỷ lệ người mắc Covid-19 do Omicron có triệu chứng sốt ít hơn so với chủng Delta trước đây.
Bộ Y tế cho biết biến chủng Omicron có xu hướng gia tăng lây nhiễm và thay thế dần Delta ở nhiều tỉnh, thành phố, nhất là ở TP.HCM và Hà Nội.
Omicron, ngoài tốc độ lây nhiễm nhanh hơn so với các chủng SARS-CoV-2 trước đây, biểu hiện bệnh do chủng này gây ra cũng có một số khác biệt.
F0 nhiễm Omicron ít sốt
Theo TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), triệu chứng ở người mắc Covid-19 do biến chủng Omicron so với Delta có nhiều điểm khác biệt đặc trưng.
Người nhiễm Omicron ít có triệu chứng sốt hơn so với Delta. "Các thống kê sau này của chúng tôi nhận thấy triệu chứng sốt của người bệnh giảm đi, còn khoảng 40-50%. Do đó, các triệu chứng hàng đầu của Omicron hiện nay là đau đầu, đau cơ, đau người và viêm đường hô hấp trên", TS Hùng cho biết.
Người nhiễm biến chủng Omicron có thời gian ủ bệnh ngắn hơn và ít chuyển nặng hơn so với Delta. Ảnh minh họa: Bích Huệ.
Điểm khác biệt thứ 2 cũng là yếu tố khiến Omicron ít gây bệnh nặng hơn so với Delta là triệu chứng bệnh chủ yếu ở đường hô hấp trên, như sổ mũi, hắt hơi, đau họng, toàn thân mệt mỏi.
Còn những triệu chứng khác như mất vị giác, khứu giác,... thường phổ biến với chủng Delta thì nay ít gặp hơn ở người nhiễm Omicron.
Với người nhiễm chủng Delta, đa số triệu chứng sẽ giảm sau 3 ngày và bệnh nhân dần hồi phục. Khoảng 20-25% số bệnh nhân chuyển biến nặng, xuất hiện các biến chứng như khó thở, đau ngực, ho ra máu. Thời gian trung bình xảy ra các biến chứng nặng thường từ ngày thứ 7 đến 10 của bệnh.
Trong khi đó, chủng Omicron được cho là có tốc độ lây nhiễm nhanh hơn Delta, độc tính lại thấp hơn. Tỷ lệ bệnh nhân chuyển nặng đối với Omicron ít hơn gần 1/2 so với Delta, dưới 10%.
"Từ những khác biệt về triệu chứng lâm sàng và độc lực mà các cơ sở y tế, cộng đồng cũng có những đáp ứng khác nhau để phù hợp hơn với tình hình", TS Hùng nói thêm.
Không chủ quan
"Delta và các chủng SARS-CoV-2 trước đây có độc lực cao hơn so với Omicron nên tỷ lệ nhập viện và chuyển nặng nhiều hơn, việc điều trị đòi hỏi cao hơn. Do đó, khi biến chủng này chiếm ưu thế, cách tiếp cận y tế cần có sự thay đổi, nhất là chiến lược điều trị tại cộng đồng", TS Hùng đánh giá.
Theo TS Lê Quốc Hùng, hiện nay, số lượng người mắc Covid-19 ngoài cộng đồng do biến chủng Omicron chiếm đa số, trong khi hầu hết người mắc có triệu chứng nhẹ. Do đó, chiến lược hiện nay là tập trung quản lý tốt F0 tại cộng đồng.
Người mắc Covid-19 thuộc nhóm nguy cơ cao (lớn tuổi, bệnh nền) cần được theo dõi sức khỏe, hạn chế chuyển biến nặng. Ảnh: Duy Hiệu.
"Chúng ta nên thành lập nhiều tổ y tế cộng đồng và huy động mạng lưới phòng khám tư nhân tham gia, tùy theo nguồn lực của địa phương", TS Hùng nói.
Những tổ y tế này có nhiệm vụ lan truyền các thông điệp và tư vấn cần thiết để từng người bệnh, phát hiện người có nguy cơ. Việc xây dựng mạng lưới y tế cơ sở đủ nhân lực sẽ giúp địa phương quản lý tốt F0 có nguy cơ chuyển nặng.
"F0 nhiễm Omicron tuy nhẹ hơn chủng trước, nhưng về bản chất, nếu người dân chủ quan, nhất là người có yếu tố nguy cơ, thì sự nguy hiểm không khác nhau", ông nói.
Chuyên gia này đưa ra ví dụ với trung bình 20.000 ca bệnh và tỷ lệ chuyển biến nặng 20%, số lượng này còn thấp hơn 100.000 ca bệnh với tỷ lệ chuyển nặng 10%. Đây là lý do khiến một số quốc gia phương Tây rơi vào quá tải y tế dù mức độ bệnh nặng không cao.
Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Cao Vân Anh, Phó trưởng Bộ môn Nhiễm, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cũng cho rằng cần tổ chức hệ thống y tế cơ sở tốt hơn để người được tiếp cận với y tế sớm nhất.
"Một số đơn thuốc, video sai lệch vẫn nhan nhãn trên internet khiến nhiều người gặp sai lầm về cách điều trị Covid-19. Do đó, cần nhiều đầu mối tư vấn giúp người dân an tâm, không uống thuốc lung tung", bác sĩ Vân Anh nói.
Bà cho biết TP.HCM đang có chương trình đưa bác sĩ trẻ mới ra trường về tăng cường trạm y tế. Các sinh viên y khoa này có đủ chuyên môn và khả năng để hướng dẫn, chăm sóc người bệnh. Vấn đề là cách tổ chức tuyến cơ sở có linh hoạt ứng phó khi F0 cộng đồng tăng hay không.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM, cũng cho biết theo mô hình dự báo dịch Covid-19 tại TP.HCM khi xuất hiện Omicron, có thể làn sóng dịch tiếp theo sẽ xảy ra.
"Số ca nhiễm mới sẽ tăng nhưng có tăng đột biến hay không lại phụ thuộc vào sự tự giác của người dân, nếu tiêm đủ vaccine và khẩu trang, rửa tay đúng, số ca F0 sẽ tăng nhưng số tử vong vẫn được kiểm soát mức thấp", ông nói.
Theo Zing
-
Sức khỏe4 giờ trướcĐi bộ là thói quen giúp bạn trẻ trung, khoẻ mạnh, còn khi đi bộ nhanh sẽ nhân đôi lợi ích này, dưới đây là hướng dẫn cách đi bộ nhanh giúp bạn sống lâu hơn.
-
Sức khỏe4 giờ trướcSốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, trung gian truyền bệnh là muỗi vằn, dưới đây là một vài cách phòng bệnh sốt xuất huyết đơn giản, hiệu quả.
-
Sức khỏe9 giờ trướcVận động có thể giúp người già linh hoạt tay chân và rèn luyện sức khỏe, nhưng có một số kiểu vận động không phù hợp với người sau 60 tuổi.
-
Sức khỏe12 giờ trướcNhiều thực phẩm có tác dụng cải thiện chức năng sinh lý của nam giới nếu biết cách chế biến, ăn đủ trong thời gian nhất định.
-
Sức khỏe13 giờ trướcKhác với vẻ bề ngoài đáng sợ, thực phẩm này với hàm lượng dinh dưỡng phong phú và đa dạng, sẽ mang đến những công dụng bất ngờ trong việc tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật và làm đẹp mà không phải ai cũng biết.
-
Sức khỏe13 giờ trướcTrứng là thực phẩm tốt được các chuyên gia khuyên nên ăn vào bữa sáng, vậy mỗi sáng nên ăn mấy quả trứng?
-
Sức khỏe16 giờ trướcGừng là loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt và việc ăn gừng cả vỏ có nhiều tác dụng cho sức khoẻ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt, vậy mỗi ngày ăn vài lát nghệ, cơ thể bạn sẽ thay đổi tích cực.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười phụ nữ 30 tuổi hút mỡ ở cơ sở tư nhân gặp biến chứng nặng nề, đau đớn suốt 3 tháng do người thực hiện không đúng kỹ thuật gây phá hủy hệ bạch huyết, tụ dịch, nhiễm khuẩn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNếu không cẩn thận, việc cạo gió có thể gây tổn thương cho da, làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn đến các biến chứng
-
Sức khỏe1 ngày trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMẫu bệnh phẩm của bé gái 11 tuổi ở Cao Bằng vừa được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khẳng định dương tính với bệnh bạch hầu
-
Sức khỏe2 ngày trướcTrung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ đánh giá cải xoong đứng đầu trong danh sách rau quả bổ dưỡng nhờ nhiều tác dụng với tim mạch, gan.