Từ trường hợp bé gái 12 tuổi bị áp xe tai, tụ mủ do xỏ khuyên tai, cha mẹ đừng làm ngơ với lời khuyên này của bác sĩ

Hiện nay nhiều bé gái được mẹ đi xỏ khuyên tai, tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo xỏ khuyên tai có rất nhiều biến chứng có nguy cơ xảy ra.

Hiện nay nhiều bé gái được mẹ đi xỏ khuyên tai, tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo xỏ khuyên tai có rất nhiều biến chứng có nguy cơ xảy ra.

Bé gái 12 tuổi bị áp xe tai do xỏ khuyên tai

Mới đây, bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận trường hợp bệnh nhi nữ 12 tuổi (ngụ tại Biên Hòa, Đồng Nai) nhập viện với triệu chứng đau nhức vành tai trái, sưng nóng đỏ, tụ mủ nhiều, ấn đau. Nguyên nhân được cho là do bé đã xỏ khuyên tai.

Được biết, trước đó, bệnh nhi có xỏ khuyên tai bên trái. Sau khoảng 1 tuần thì bé có biểu hiện sưng đau vành tai trái. Thấy con bị sưng đau tăng dần, gia đình bé tự mua kháng sinh cho con uống. Sau 1 tuần tự điều trị tại nhà, tuy có giảm đau nhưng tình trạng sưng vẫn còn và kèm theo mủ.

Sau khi nhập viện, bệnh nhi được với chẩn đoán là áp xe tai ngoài trái, theo dõi viêm sụn vành tai trái và được các bác sỹ điều trị kháng sinh kết hợp giảm đau. Sau đó chích rạch áp xe mặt trước vành tai để loại bỏ mủ.

Sau 2 tuần điều trị, tình trạng bé đã tốt hơn, da vành tai không đỏ, ấn không đau, còn sưng mô ít, vành tai bên tổn thương có biểu hiện biến dạng co rúm nhẹ so với bên lành.

Từ trường hợp bé gái 12 tuổi bị áp xe tai, tụ mủ do xỏ khuyên tai, cha mẹ đừng làm ngơ với lời khuyên này của bác sĩ-1

Theo đánh giá của bác sỹ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, dày dính sụn vành tai của bé có nguy cơ tiêu sụn vành tai. Vì vậy, bé được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 để được khám và điều trị tiếp.

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết đây là trường hợp điển hình của nhiễm trùng do xỏ khuyên tai. Hậu quả nặng nhất của trường hợp này gây viêm sụn vành tai dẫn tới biến chứng tiêu sụn vành tai, ảnh hưởng tới thẩm mỹ và quá trình tái tạo vành tai.

Qua đây, các bác sĩ cũng khuyến cáo quý phụ huynh cần lưu ý khi xỏ khuyên tai cho trẻ. Nếu có những bất thường như: Sưng, nóng, đỏ, đau thì phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và xử trí kịp thời.

Xỏ khuyên tai cho trẻ tiềm ẩn nhiều hệ lụy khôn lường

Theo các bác sĩ, việc xỏ khuyên tai cho trẻ tiềm ẩn nhiều hệ lụy khôn lường. Nhiều người bệnh thường bị nhiễm trùng, gây viêm sụn vành tai và áp xe sụn vành tai. Đây là biến chứng có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trẻ nhỏ có nguy cơ gặp nhiều hơn do sức đề kháng còn yếu.

Bên cạnh đó, một biến chứng nặng khác có thể xảy ra sau khi xỏ lỗ tai là nhiễm trùng huyết. Đây là tình trạng vi khuẩn xâm nhập qua vết thương nhỏ ở tai, đi vào trong máu gây tình trạng sốt cao và gây nhiều ổ viêm trong cơ thể trẻ nhỏ. Tình trạng này nếu không được xử lý kịp thời, sẽ rất nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ.

Vì thế với trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch còn yếu, nếu có bất cứ một nhiễm trùng nhỏ nào cũng có thể bùng phát thành bệnh và để lại biến chứng nặng. Với những trẻ lớn hơn, hệ miễn dịch đã dần ổn định, nếu có ý định xỏ lỗ tai cho trẻ, bố mẹ cũng nên tìm địa chỉ tin cậy, uy tín, đảm bảo vô trùng để tránh vi khuẩn xâm nhập gây hại cho trẻ.

Nếu trẻ xỏ lỗ tai, nên để bé đeo chỉ xỏ tai trong vài tuần. Chú ý khâu vệ sinh và ăn uống cho con, bố mẹ nên vệ sinh xung quanh vết thương hàng ngày cho con bằng dung dịch khử trùng được bác sĩ chỉ định. Bên cạnh đó, giữ cho bé không sờ tay bẩn vào vết thương trên tai, đồng thời hạn chế cho trẻ ra ngoài, tiếp xúc với bụi bẩn để tránh gây nhiễm trùng vết thương của trẻ.

Theo Trí Thức Trẻ


bấm lỗ tai


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.