Vị bác sĩ 72 tuổi qua đời sau 1 năm phát hiện mắc ung thư: 2 điều ông hối tiếc chính là lời cảnh báo đến mọi người

Trong thời gian cuối đời, ông đã viết nhật ký chống ung thư dài 25.000 từ với mong muốn câu chuyện của mình sẽ là bài học cho những người còn khỏe mạnh.

Bác sĩ Lou Qinyuan theo học Đại học Y Chiết Giang (Trung Quốc) vào những năm 1980. Đầu những năm 1990, ông đến Hoa Kỳ để tham gia vào công việc nghiên cứu sinh. Sau đó, ông trở thành bác sĩ ung bướu tại Mỹ cho đến khi nghỉ hưu mới trở lại Trung Quốc.

Vị bác sĩ 72 tuổi qua đời sau 1 năm phát hiện mắc ung thư: 2 điều ông hối tiếc chính là lời cảnh báo đến mọi người-1

Những năm tháng nghỉ hưu, bác sĩ Lou dạy học và hưởng cuộc sống an nhàn. Những tưởng những ngày tốt đẹp sẽ tiếp tục trôi qua cho đến khi biến cố xảy ra vào năm 2017.

Năm đó, bác sĩ Lou Qinyuan xuất hiện triệu chứng ho bất thường. Vào tháng 10/2017, khi đến bệnh viện chụp CT lần thứ hai, ông phát hiện có khối u trong phổi ngày càng lớn, các chất chỉ điểm ung thư cũng hiện lên nhiều bất thường. Lúc ấy, ông mới biết bản thân đã mắc ung thư, triệu chứng ho bao lâu nay chính là ung thư phổi.

Sau đó, bác sĩ Lou sang Mỹ điều trị bệnh. Hơn 1 năm sau ông qua đời. Trong thời gian cuối đời, ông đã viết nhật ký chống ung thư dài 25.000 từ với mong muốn câu chuyện của mình sẽ là bài học cho những người còn khỏe mạnh. Cũng trong cuốn nhật ký này, bác sĩ tiết lộ 2 điều bản thân hối tiếc nhất.

2 điều hối tiếc của vị bác sĩ ung thư

Vị bác sĩ 72 tuổi qua đời sau 1 năm phát hiện mắc ung thư: 2 điều ông hối tiếc chính là lời cảnh báo đến mọi người-2

1. Ông hối hận vì bỏ qua những triệu chứng ban đầu của ung thư phổi

Bác sĩ Lou Qinyuan nói rằng bản thân đã không để ý đến triệu chứng ho. Nếu như lúc ấy ông đi khám, tìm cách điều trị dứt điểm thì đã sớm phát hiện ra ung thư ở giai đoạn sớm, bệnh tình đã được can thiệp hiệu quả.

Bai Fan, bác sĩ điều trị tại Trung tâm Y tế thuộc Quân chủng Tên lửa Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, cho biết ho là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh ung thư phổi, thường biểu hiện dưới dạng ho khan khó chịu và nghiêm trọng. Ngoài ho, các triệu chứng như tiết đờm, tắc nghẽn đường hô hấp, mệt mỏi không rõ nguyên nhân và sụt cân cũng có thể xảy ra.

2. Bác sĩ hối hận vì tự tin một cách mù quáng về cơ thể của mình

Lou Qinyuan hối hận vì bản thân luôn tự tin về tình trạng thể chất của mình. Ông cho rằng bản thân đã tập thể dục nhiều năm, không hút thuốc hay uống rượu vì thế không thể nào mắc bệnh ung thư phổi được. Trên thực tế, hút thuốc không phải là nguyên nhân duy nhất gây ung thư phổi.

Vị bác sĩ 72 tuổi qua đời sau 1 năm phát hiện mắc ung thư: 2 điều ông hối tiếc chính là lời cảnh báo đến mọi người-3

Bác sĩ Bai Fan nhắc nhở rằng sự xuất hiện của ung thư phổi có liên quan đến các yếu tố như phơi nhiễm nghề nghiệp, ô nhiễm không khí, bức xạ ion hóa, chế độ ăn uống và di truyền, ngay cả khi bạn có lối sống lành mạnh lâu dài, bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh ung thư.

6 đặc điểm của người có “nguy cơ cao mắc ung thư phổi”

Pan Zhanhe, phó bác sĩ Khoa Ung thư, Bệnh viện Trung Sơn trực thuộc Đại học Hạ Môn, Trung Quốc, nhắc nhở rằng có một số nhóm người dễ mắc bệnh ung thư phổi và những nhóm người này cần phải đặc biệt cảnh giác.

1. Công việc tiếp xúc với chất độc hại

Những người tiếp xúc lâu dài với amiăng, radon, berili và các chất khác có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn.

2. Sống ở nơi có không khí ô nhiễm

Những người sống ở các thành phố công nghiệp hóa và phát triển có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn do chất lượng không khí kém. Ngoài ô nhiễm môi trường, ô nhiễm trong nhà cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ung thư phổi như ô nhiễm không khí do hút thuốc lá, khói bếp, ô nhiễm khói than...

3. Người hút thuốc lâu năm

Hút thuốc là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư phổi, dù là hít khói thuốc trực tiếp hay thụ động đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Vị bác sĩ 72 tuổi qua đời sau 1 năm phát hiện mắc ung thư: 2 điều ông hối tiếc chính là lời cảnh báo đến mọi người-4

4. Người trung niên và người già trên 40 tuổi

Sự xuất hiện của ung thư liên quan trực tiếp đến tuổi tác. Người trung niên và người cao tuổi có nguy cơ mắc ung thư cao hơn.

5. Có tiền sử bệnh phổi mãn tính

Những người có tiền sử bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và xơ phổi lan tỏa cũng có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn.

6. Gia đình có tiền sử mắc khối u ác tính hoặc ung thư phổi

Ung thư phổi có khuynh hướng di truyền nhất định, nếu người thân có tiền sử mắc bệnh ung thư thì coi chừng bạn chứa nguy cơ ung thư cao hơn người khác.

Theo Tổ Quốc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ttvn.toquoc.vn/vi-bac-si-72-tuoi-qua-doi-sau-1-nam-phat-hien-mac-ung-thu-2-dieu-ong-hoi-tiec-chinh-la-loi-canh-bao-den-moi-nguoi-20240228104125752.htm

bệnh ung thư

Ung thư phổi


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.