Vì tiện dùng nhiều mẹ đang "hại" con mà không biết

Sử dụng cả kháng sinh và steroid, bác sĩ vẫn không chữa khỏi phát ban cho một bé gái. Nhưng chỉ khi mẹ được yêu cầu không sử dụng giấy ướt để vệ sinh cho con, bệnh lại khỏi.

Sử dụng cả kháng sinh và steroid, bác sĩ vẫn không chữa khỏi phát ban cho một bé gái. Nhưng chỉ khi mẹ được yêu cầu không sử dụng giấy ướt để vệ sinh cho con, bệnh lại khỏi.

Ngày càng nhiều trẻ em dị ứng với giấy ướt

Các nhà nghiên cứu thuộc trung tâm y tế của Trường Đại học Connecticut (Mỹ) đã từng điều trị cho 6 bệnh nhân nhi bị phát ban nghiêm trọng.

Trường hợp đầu tiên là một bé gái 8 tuổi bị nổi mẩn đỏ ở mặt và vùng mông. Cô bé đã được chữa trị bằng thuốc kháng sinh và steroid, nhưng sau mỗi lần chữa trị, các vết phát ban lại xuất hiện.

Nhóm nghiên cứu nghi ngờ rằng, bé gái có thể bị dị ứng và hỏi mẹ bé đã sử dụng loại khăn nào để vệ sinh mặt mũi và vùng mông cho bé. Cô cho biết đã sử dụng giấy ướt.

Nhà nghiên cứu Mary Wu Chan chợt nhớ lại trường của một người đàn ông ở Bỉ bị dị ứng với chất methylisothiazolinone (MI) trong giấy ướt trẻ em.

Bà liền kiểm tra phản ứng dị ứng của bệnh nhân nhí với hóa chất này và kết quả thu được là dương tính. Thật ngạc nhiên, sau khi mẹ bé ngưng dùng giấy ướt lau cho con gái, các mụn mẩn đỏ đã biến mất.


Bé gái bị nổi mẩn đỏ ở mặt do mẹ bé thường dùng giấy ướt để lau mặt.

Bé gái bị nổi mẩn đỏ ở mặt do mẹ bé thường dùng giấy ướt để lau mặt.

2 năm tiếp theo, có thêm 5 đứa trẻ nữa được đưa tới trung tâm y tế của Trường với các triệu chứng mẩn đỏ tương tự. Hầu hết, các nhà nghiên cứu đều hỏi về loại khăn vệ sinh hàng ngày cho các bé. Và câu trả lời chung là giấy ướt.

Sau khi các bác sĩ khuyên không nên sử dụng chúng một thời gian, tự nhiên các vết phát ban biến mất.

Theo tiến sĩ Robin Gehris thuộc Bệnh viện Trường Đại học Pittsburgh (Mỹ), số trẻ em bị dị ứng chất MI đang tăng lên. Ông cho rằng nguyên nhân có thể là các hãng sản xuất đã tăng lượng hóa chất bảo quản trong sản phẩm giấy ướt trẻ em.

Giấy ướt gây hại cho sức khỏe

Theo các nhà phân tích thị trường Euromonitor, ở Anh, từ lúc sinh ra cho đến lên 3 tuổi, mỗi em bé thường được sử dụng khoảng 1.500-2.250 tờ giấy ướt.

Nhưng các bậc phụ huynh không nhận ra rằng trong những tờ giấy tiện dụng để vệ sinh cho con trẻ này lại chứa chất bảo quản mang tên methylisothiazonlinone (gọi tắt là MI).

Một số nghiên cứu khoa học cho thấy hóa chất này có thể gây dị ứng da, đặc biệt là viêm da và eczema, xảy ra trên da của trẻ em và đôi tay của các bậc phụ huynh.

Các chuyên gia hóa mỹ phẩm cho biết tỷ lệ dị ứng trong mỹ phẩm cho phép là 1-2% nhưng với MI, con số này đã lên tới 10%.


Vì tiện dụng, nhiều bậc phụ huynh sử dụng giấy ướt để vệ sinh mặt mũi và vùng kín cho con.

Vì tiện dụng, nhiều bậc phụ huynh sử dụng giấy ướt để vệ sinh mặt mũi và vùng kín cho con.

Hiệp hội da liễu Anh đã dành riêng một hội nghị để thảo luận về MI và thuyết phục các ngành công nghiệp mỹ phẩm châu Âu loại bỏ chất này ra khỏi các sản phẩm.

Tuy nhiên, tháng 7/2014, Ủy ban châu Âu khi ban hành lệnh cấm chất MI trong các sản phẩm dành cho da, nhưng lại không đưa giấy ướt vào danh sách này.

Trước đó, năm 2013, Hiệp hội viêm da tiếp xúc Mỹ cũng công nhận IM là "chất gây dị ứng của năm".

Khuyến cáo bậc phụ huynh không nên sử dụng giấy ướt

Tiến sĩ Mary Wu Chan thuộc trung tâm y tế của Trường Đại học Connecticut khuyên các bậc phụ huynh không nên sử dụng giấy ướt để lau cho con trẻ.

“Nó rất thuận tiện. Tôi có 3 đứa con và tôi biết vất vả thế nào mỗi khi phải thay rửa cho chúng, đặc biệt là mỗi khi đi du lịch.

Nhưng nếu ở nhà, tốt nhất, các ông bố bà mẹ nên sử dụng nước và xà phòng dành cho trẻ em, để giảm thiểu việc tiếp xúc với hóa chất gây dị ứng”, tiến sĩ Chang khuyến cáo.

Không chỉ có trẻ em, nhiều người lớn cũng được chẩn đoán dị ứng với khăn ướt nói riêng và các sản phẩm chăm sóc da có chứa chất MI nói chung. Họ đều gặp triệu chứng mẩn đỏ, sưng phồng cả đầu và mặt.


Một phụ nữ ở Australia đã phải nhập viện sau khi bị dị ứng với chất MI có trong khăn ướt. (Ảnh từ trang abc.net)

Một phụ nữ ở Australia đã phải nhập viện sau khi bị dị ứng với chất MI có trong khăn ướt. (Ảnh từ trang abc.net)

Giấy ướt gây hiểm họa với môi trường

Theo Daily Mail, không chỉ gây nguy hiểm với sức khỏe con người, giấy ướt còn gây tổn hại lớn tới môi trường sống.

Hiệp hội bảo tồn biển Anh cho biết giấy ướt là nguyên nhân gây ô nhiễm bờ biển phát triển nhanh nhất hiện nay. Khi đi thu gom giấy bẩn trên bờ biển, các tình nguyện viên của hiệp hội đã thống kê mật độ 35 tờ/km.

Do được cấu tạo từ hỗn hợp nhựa, bột gỗ và coton, những nguyên liệu khó phân hủy nên giấy ướt có thể làm tắc nghẽn hệ thống cống rãnh hay trôi nổi trên các vùng biển trong suốt nhiều năm.


Chất béo và rác, trong đó có giấy ướt, bám chặt trong hệ thống đường cống ở thủ đô London, Anh.

Chất béo và rác, trong đó có giấy ướt, bám chặt trong hệ thống đường cống ở thủ đô London, Anh.

Không những thế, chất cồn kháng khuẩn trong giấy ướt có thể giết chết các vi khuẩn và enzyme có tác dụng làm phân hủy các chất thải rắn ở các hố rác và thùng chứa tự hoại.

Các sợi tổng hợp sẽ không dễ phân hủy, còn chất bảo quản làm ô nhiễm cây trồng và tiêu diệt hệ sinh thái của đất.

Theo Trí thức trẻ


lạm dụng kháng sinh

Giấy ướt

steroid


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.