Việt Nam có virus Zika, thai phụ phải làm gì nếu nhiễm bệnh?

Thai phụ phải làm thế nào nếu bị nhiễm virus Zika khi mang thai là điều được nhiều người quan tâm, lo lắng nhiều nhất khi biết thông tin có 2 người nhiễm virus Zika ở nước ta.

Thai phụ phải làm thế nào nếu bị nhiễm virus Zika khi mang thai là điều được nhiều người quan tâm, lo lắng nhiều nhất khi biết thông tin có 2 người nhiễm virus Zika ở nước ta.

Sáng ngày 5/4/2016, Bộ Y tế chính thức công bố, ở nước ta đã phát hiện 2 người nhiễm virus Zika ăn não người. Theo nhận định của Bộ Y tế, thì trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều bệnh nhân mới mắc virus này.

Để làm rõ hơn những nguy hiểm của virus Zika với phụ nữ mang thai và cách xử lý khi nhiễm virus này khi mang thai, chúng tôi đã có cuộc trao đổi nhanh với PGS. TS Trần Danh Cường, Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

Theo PGS. TS Trần Danh Cường: "Hiện tại, WHO đã khẳng định có sự liên quan giữa virus Zika và hội chứng não nhỏ ở trẻ sơ sinh.

Dịch Zika xuất hiện ở Việt Nam: Dấu hiệu bệnh và cách phòng tránh

Tuy nhiên, không phải tất cả những trường hợp bị hội chứng đầu nhỏ đều do Virus Zika gây ra. Chính vì thế, phụ nữ mang thai không nên quá lo lắng trước sự xuất hiện của virus Zika ở Việt Nam.

Với người phụ nữ mang thai thông thường, trong một thai kỳ thường phải đi siêu âm thai ít nhất 3 lần.

Tuy nhiên, nếu người phụ nữ mang thai đó sống trong vùng có virus Zika, hoặc nhiễm virus Zika thì cần phải đi siêu âm thai 2 tuần một lần để theo dõi để phòng và phát hiện hội chứng đầu nhỏ ở thai".

Cũng theo ông Cường, nếu phát hiện bà mẹ mang thai nhiễm virus Zika, như 1 trong 2 ca nhiễm virus Zika mới được công bố ở nước ta, thì người mẹ nên bình tĩnh xử trí.

Thai phụ hãy tới bệnh viện khám thông báo về tình trạng của mình và khám thai định kỳ theo chỉ định để sàng lọc, chẩn đoán xem thai nhi có bị đầu nhỏ hay không, trước khi quyết định bỏ hay giữ thai.

Việc sàng lọc và chẩn đoán để xem trẻ có bị hội chứng đầu nhỏ không có thể thực hiện hiệu quả và dễ dàng qua siêu âm, đo kích thước đầu thai nhi, và sự phát triển của vòng đầu.

Khi tiến hành đo, bác sĩ sẽ theo dõi và so sánh chỉ số vòng đầu của đứa trẻ có mẹ bị nhiễm virus Zika theo chuẩn tuổi thai, để phát hiện tình trạng bất thường.

PGS.TS Trần Danh Cường cho biết thêm: "Nếu người mẹ mang thai nhiễm Virus Zika, không có nghĩa là sẽ phải phá bỏ thai hay đình chỉ thai nghén ngay lập tức.

Tuy nhiên, trong trường hợp phát hiện đứa trẻ bị hội chứng đầu nhỏ thì việc đình chỉ thai nghén là cần thiết. Vì những di chứng của hội chứng đầu nhỏ rất nặng nề về với trẻ. Khi chào đời trẻ có thể bị ảnh hưởng tới thần kinh, vận động, sự phát triển của chúng".

“Việc ngừng thai nghén của thai phụ bị nhiễm Zika và thai nhi bị dị tật đầu nhỏ tùy thuộc theo tuổi thai, nếu phát hiện trước 22 tuần thai thì việc quyết định ngừng thai nghén rất dễ, nhưng nếu muộn hơn 32 tuần thì việc ngừng là khó khăn, phức tạp.

Việc đình chỉ thai nghén tùy từng trượng hợp mà có chỉ định khác nhau.” – PGS.TS Trần Danh Cường nói.

Theo Trí thức trẻ


teo não


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.