Vụ thai phụ hôn mê sau khi khám thai: Người mẹ cẩn trọng với những bệnh phụ khoa khi mang thai

90% phụ nữ Việt Nam bị viêm nhiễm phụ khoa là do khí hậu Việt Nam ẩm ướt, nước không sạch, không tắm rửa thường xuyên…

90% phụ nữ Việt Nam bị viêm nhiễm phụ khoa là do khí hậu Việt Nam ẩm ướt, nước không sạch, không tắm rửa thường xuyên…

Bệnh nhân hôn mê sau 3 phút điều trị

Theo báo cáo của đại diện phòng khám Đa khoa 168 Hà Nội với sở Y tế Hà Nội, vào khoảng 16h ngày 5/3/2017, chị T. đến đăng ký khám với lý do: Ra nhiều khí hư, đang có thai 21 tuần và muốn khám phụ khoa.

Phòng khám đã cho làm xét nghiệm máu, siêu âm ổ bụng kết hợp khám lâm sàng và đi đến chẩn đoán: Viêm âm đạo do nấm, tạp khuẩn, viêm cổ tử cung; bệnh nhân có thai 22 tuần tuổi. Y, bác sĩ của phòng khám đã tư vấn cho bệnh nhân cần điều trị dứt điểm bệnh phụ khoa để tránh ảnh hưởng đến thai nhi về sau, bệnh nhân đồng ý.

Vụ thai phụ hôn mê sau khi khám thai: Người mẹ cẩn trọng với những bệnh phụ khoa khi mang thai - Ảnh 1.

Phiếu thăm khám ban đầu của chị Tr.

Đến 17h cùng ngày, nhân viên phòng khám đã tiến hành điều trị các bước: Rửa âm đạo bằng dung dịch Nacl 0,9%, khí dung bằng dung dịch Nacl 0,9% pha với Gentamycin và Dexamethasone, được khoảng 3 phút thì bệnh nhân có biểu hiện: khó thở, thở dốc, kèm theo co cứng người.

Ngay sau khi thấy thai phụ có các biểu hiện như trên, các y, bác sĩ của phòng khám đã dừng điều trị và xử trí ngay bằng cách cho bệnh nhân thở ô-xy, tiêm tĩnh mạch 1/2 ống Diazepam 10mg, tiêm bắp 1 ống Promethazin 25mg, rồi gọi xe cấp cứu 115 đưa bệnh nhân đến bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng hôn mê lúc 17h35’ cùng ngày.

Cần xem xét lại cách điều trị của phòng khám

Để tìm hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị và những loại thuốc được dung trong trường hợp thai phụ T. nói trên, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Đức – Chuyên gia sản khoa.

Vụ thai phụ hôn mê sau khi khám thai: Người mẹ cẩn trọng với những bệnh phụ khoa khi mang thai - Ảnh 2.

PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Đức

Theo PGS.TS Hoài Đức, viêm âm đạo do nấm là do HP toan tính (axit) của âm đạo thay đổi, sẽ dễ bị nhiễm khuẩn.

Bà cho rằng, nấm âm đạo, tạp khuẩn, viêm cổ tử cung là bệnh lý thông thường dễ điều trị. Trong những trường hợp viêm do nấm âm đạo sẽ phải rửa bằng bicarbonate de NA.

Cũng theo PGS.TS Hoài Đức trong suốt thời gian gắn bó với sản khoa, bà chưa từng thấy ca nào tử vong do nấm âm đạo.

Sau khi xem những loại thuốc mà phía phòng khám đã sử dụng điều trị cho người bệnh, PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Đức ý kiến rằng; cần phải xem xét lại việc phòng khám 168 chỉ định dùng kháng sinh trong việc điều trị nấm âm đạo.

"Nước muối sinh lý, gentamycin và dexamethasone không có tác dụng trong việc điều trị nấm âm đạo. Không ai dùng kháng sinh gentamycin trong điều trị nấm âm đạo. Dùng kháng sinh điều trị nấm âm đạo sẽ không tốt, không đúng với chỉ định. Thêm nữa là việc dùng khí dung không liên quan gì tới việc điều trị nấm âm đạo", PGS.TS Đức nhấn mạnh.

Vụ thai phụ hôn mê sau khi khám thai: Người mẹ cẩn trọng với những bệnh phụ khoa khi mang thai - Ảnh 3.

Phiếu xét nghiệm bệnh nhân Tr.

Dựa trên kinh nghiệm làm sản khoa nhiều năm của mình, PGS.TS Đức còn đặt ra câu hỏi về trường hợp này:

Dùng kháng sinh cho bệnh nhân có thử phản ứng hay không? Vì khi dùng kháng sinh cho bệnh nhân một nguyên tắc bắt buộc phải thử phản ứng nhưng trong báo cáo tường trình sự việc không thấy nhắc tới vấn đề này.

Thêm nữa, tiền sử bệnh lý của bệnh nhân như tiền sử tim mạch, cao huyết áp và bệnh nhân từng khám thai ở đâu và như thế nào cũng không thấy được nhắc tới trong báo cáo.

Về nguyên tắc khi dùng thuốc điều trị cho bệnh nhân phải khai thác tới yếu tố tiền sử bệnh lý.

PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Đức nói: "Theo tôi dùng kháng sinh trong điều trị nấm là không phù hợp dễ gây lên dị ứng. Còn việc sản phụ vì sao bị hôn mê và chết não thì cần có câu trả lời từ đơn vị tiếp nhận cấp cứu khi bệnh nhân đã rơi vào tình trạng đó".

PGS. TS Nguyễn Thị Hoài Đức cũng đưa ra nguyên nhân 90% phụ nữ Việt Nam bị viêm nhiễm phụ khoa là do khí hậu Việt Nam ẩm ướt, nước không sạch, môi trường sinh hoạt gia đình không sạch sẽ, nhà vệ sinh không sạch, không tắm rửa thường xuyên… dễ gây ra viêm nhiễm âm đạo.

Có thể dưỡng thai khi mẹ chết não

Trong trường hợp, thai phụ Tr. được cho là đã chết não, PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Đức cho hay, tuy có ảnh hưởng nhưng vẫn có thể nuôi dưỡng.

"Khi người mẹ chết não sẽ ảnh hưởng tới sự nuôi dưỡng và phát triển của thai nhi. Trường hợp này thai nhi đã 22 tuần tuổi, với sự tiến bộ vượt bậc của y học hiện đại với hàng loạt máy móc tiên tiến có thể nuôi dưỡng thai nhi tầm tuổi này ở ngoài cơ thể mẹ".PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Đức nói.

Vụ thai phụ hôn mê sau khi khám thai: Người mẹ cẩn trọng với những bệnh phụ khoa khi mang thai - Ảnh 4.

Mẹ chết não có thể dưỡng thai từ bên ngoài

Từ trường hợp của chị Tr., PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Đức khuyên chị em khi mang thai nên tới các cơ sở chuyên khoa y tế có ưu tín để khám và điều trị. Nhiễm nấm âm đạo điều trị rất dễ chỉ cần đặt thuốc vệ sinh sạch sẽ là sẽ khỏi.

PGS.TS Hoài Đức nhấn mạnh: "Một năm phụ nữ nên đi khám viêm nhiễm phụ khoa ít nhất 2 lần. Vì viêm nhiễm phụ khoa nếu không chữa trị triệt để có thể gây ra viêm lộ tuyến cổ tử cung. Nguyên nhân có thể gây ra ung thư cổ tử cung".

Liên quan đến vụ việc trên, ngày 9/3 Bộ Y tế đã có công văn gửi sở Y tế Hà Nội, yêu cầu khẩn trương thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra, rà soát và giám sát chất lượng cung cấp dịch vụ của toàn bộ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân.

Đặc biệt với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có yếu tố người nước ngoài. Nếu phát hiện có sai phạm, vi phạm luật khám bệnh, chữa bệnh thì phải có biện pháp giải quyết, xử lý triệt để.


Theo Trí Thức Trẻ


hôn mê

khám thai

mang thai

bệnh phụ khoa


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.